Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Sau khi đọc Câu 5 Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Soạn...

Sau khi đọc Câu 5 Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Soạn văn 10 – siêu ngắn: Cho biết: Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi. Cụm từ “bà con xem.

Lời giải Sau khi đọc Câu 5 Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây – Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn. Hướng dẫn: Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho biết:

a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.

b. Cụm từ “bà con xem…” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

– Tìm câu văn có sử dụng lối nói quá và cách ví von trong văn bản để thấy tác dụng của chúng.

– Chú ý cụm từ “bà con xem…”.

Lời giải:

a.

– Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:

+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.

+ “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

+ “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

→ Lối nói quá được sử dụng trong văn bản

– Cách ví von được sử dụng trong văn bản:

+ “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. → tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.

+ Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc → nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.

– Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, …).

b.

– Cụm từ “bà con xem…” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

– Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:

+ Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.

+ Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.

+ Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.

+ Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.