Gợi ý giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 95 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo – Hịch tướng sĩ. Gợi ý: Đọc toàn bộ văn bản.
Câu hỏi/Đề bài:
Chỉ ra một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ (chú ý đến giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…). Theo bạn, các yếu tố biểu cảm này có tác dụng gì?
Hướng dẫn:
– Đọc toàn bộ văn bản,
– Đánh dấu những yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản.
Lời giải:
Cách 1
– Giọng điệu:
+ Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.
+ Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.
+ Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường.
– Hình ảnh so sánh: So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.
– Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.
– Tương phản:
+ Hình ảnh các trung thần xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt ngang nhiên nhìn quân giặc hống hách mà vẫn lo ăn chơi hưởng lạc.
+ Tương phản giữa kết quả của việc không biết nhục mà đánh giặc và kết quả của việc biết rửa nhục cho nước, để đánh giặc.
Cách 2:
Một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:
– Giọng điệu:
+ Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.
+ Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.
– Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.
– Tương phản:
+ Hình ảnh các trung thần xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt vẫn nhìn quân giặc hống hách.
+ Tương phản giữa kết quả của việc không biết nhục mà đánh giặc và kết quả của việc biết rửa nhục cho nước, để đánh giặc.