Gợi ý giải Câu 7 Ôn tập cuối HKII – Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết. Hướng dẫn: Đọc lại hai văn bản.
Câu hỏi/Đề bài:
Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,… tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.
Hướng dẫn:
– Đọc lại hai văn bản.
– Chú ý cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,… tạo âm điệu.
Lời giải:
– Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
+ Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.
– Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:
+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.
+ Gieo vần: vần chân liền.
+ Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.