Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Câu 3 Thực hành tiếng việt trang 71 (trang 71) Soạn văn...

Câu 3 Thực hành tiếng việt trang 71 (trang 71) Soạn văn 10 – chi tiết: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng. Làm bộ, làm dáng, làm cao. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm. c

Giải Câu 3 Thực hành tiếng việt trang 71 (trang 71) – Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết. Tham khảo: Đặt từng từ vào văn cảnh cụ thể để đặt câu.

Câu hỏi/Đề bài:

Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.

Hướng dẫn:

– Đặt từng từ vào văn cảnh cụ thể để đặt câu.

– Cầm tìm hiểu rõ nghĩa từng từ để đặt câu chính xác nhất.

Lời giải:

a.

Làm bộ: sự giả vờ.

Đặt câu: Anh ấy thích cô nhưng vì ngại không dám thổ lộ nên làm bộ như không có tình cảm vậy.

Làm dáng: làm đẹp.

Đặt câu: Bạn A lớp tôi làm dáng ghê lắm.

Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Thích vậy mà còn làm cao.

b.

Nhẹ nhàng: có tính chất nhẹ, không gây cảm giác nặng nề hoặc chỉ đức tính con người.

Đặt câu: Đây quả thật là công việc nhẹ nhàng!

Nhè nhẹ: hơi nhẹ.

Đặt câu: Gió thổi nhè nhẹ qua từng kẽ lá.

Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Làm xong bài tập về nhà khiến mình thở phào nhẹ nhõm.

c.

Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Những bông hoa nho nhỏ đang tỏa ngát hương.

Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu: Sau câu chuyện tối qua mới thấy lòng dạ anh ấy thật nhỏ nhen.

Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Tuy chỉ có chút phần quà nhỏ nhặt nhưng ở đó chất chứa tình thương của tất cả mọi người