Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Câu 1 Ôn tập trang 113 (trang 113) Soạn văn 10 –...

Câu 1 Ôn tập trang 113 (trang 113) Soạn văn 10 – chi tiết: Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào

Soạn văn Câu 1 Ôn tập trang 113 (trang 113) – Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết. Hướng dẫn: Đọc lại ba văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Hình ảnh (trang 113, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Hướng dẫn:

– Đọc lại ba văn bản.

– Chú ý hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích, quan điểm của người viết trong ba bài.

Lời giải:

Văn bản

Yếu tố

Hịch tướng sĩ

“Nam quốc sơn hà” – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

– Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước.

– Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau.

– Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.

– Phải luyện theo Binh thư yếu lược để đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.

– Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

– Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

– Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

– Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

– Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công.

– Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.

– Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

Lí lẽ và bằng chứng

– Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ.

– Sự ngang ngược của quân giặc.

– Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc.

– Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau.

– Phân tích từ “vương” trong bối cảnh xã hội phong kiến.

– Phân tích cách nói “định phận tại thiên thư”.

– Phân tích các từ ngữ như “nghịch lỗ”, “Như hà”.

– Phân tích các từ ngữ “nhữ đẳng”, “thủ bại hư”.

– Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

– Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

– Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.

– Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

– Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,…

Mục đích viết

Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

Quan điểm

Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.

Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam.

Cần đấu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử công bằng.