Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - siêu ngắn Trong khi đọc Câu 3 Cảm xúc mùa thu Soạn văn 10...

Trong khi đọc Câu 3 Cảm xúc mùa thu Soạn văn 10 – Cánh Diều – siêu ngắn: Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch

Soạn văn Trong khi đọc Câu 3 Cảm xúc mùa thu – Soạn văn 10 Cánh Diều siêu ngắn. Tham khảo: Đọc kĩ phần dịch thơ và phần dịch nghĩa.

Câu hỏi/Đề bài:

Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ phần dịch thơ và phần dịch nghĩa.

– Đối chiếu giữa hai phần.

Lời giải:

– Câu 1:

+ Dịch nghĩa: “Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong”.

+ Dịch thơ: “Lác đác rừng phong hạt móc sa”.

→ Phần dịch thơ đã làm giảm mức độ tiêu điều của rừng phong khi thu đến.

– Câu 2:

+ Dịch nghĩa: “Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt”.

+ Dịch thơ: “Ngàn non hiu hắt, khí thu hòa”.

→ Phần dịch thơ không chỉ rõ hai địa điểm cụ thể là núi Vu và kẽm Vu.

– Câu 3:

+ Dịch nghĩa: “Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời”.

+ Dịch thơ: “Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm”.

→ Phần dịch thơ dùng từ “rợn” nên chưa làm rõ được mức độ của sóng so với phần dịch nghĩa.

– Câu 6:

+ Dịch nghĩa: “Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ”.

+ Dịch thơ: “Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”.

→ Phần dịch thơ dịch thiếu từ “lẻ loi” → làm mất trạng thái của con thuyền.

– Câu 7:

+ Dịch nghĩa: “Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét”.

+ Dịch thơ: “Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước”.

→ Phần dịch thơ dùng từ “lạnh lùng”, khác với từ “rộn ràng” trong phần dịch nghĩa. Từ đó, làm giảm mức độ trạng thái của hoạt động may áo rét.