Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - siêu ngắn Sau khi đọc Câu 5 Đại cáo bình Ngô Soạn văn 10...

Sau khi đọc Câu 5 Đại cáo bình Ngô Soạn văn 10 – Cánh Diều – siêu ngắn: Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào?

Gợi ý giải Sau khi đọc Câu 5 Đại cáo bình Ngô – Soạn văn 10 Cánh Diều siêu ngắn. Tham khảo: Chú ý cách tác giả quan niệm về quốc gia, dân tộc.

Câu hỏi/Đề bài:

Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc?

Hướng dẫn:

– Chú ý cách tác giả quan niệm về quốc gia, dân tộc.

– Nêu quan điểm của bản thân.

Lời giải:

– Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.

Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.