Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - siêu ngắn Sau khi đọc Câu 1 Thị Mầu lên chùa Soạn văn 10...

Sau khi đọc Câu 1 Thị Mầu lên chùa Soạn văn 10 – Cánh Diều – siêu ngắn: Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu?

Trả lời Sau khi đọc Câu 1 Thị Mầu lên chùa – Soạn văn 10 Cánh Diều siêu ngắn. Hướng dẫn: Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng của Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Hướng dẫn:

– Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản

– Tổng hợp chi tiết ngôn ngữ và hành động của Thị Màu khi giao tiếp với chú tiểu

– Đánh giá tác dụng của tiếng gọi “thầy tiểu ơi” qua số lần, giọng văn và hành động cụ thể của nhân vật Thị Màu.

Lời giải:

Những ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu:

– Lời nói: Khen ngợi và không ngại trêu ghẹo và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian.

– Hành động: đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính.

Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu là:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!…

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

Bởi lời tỏ tình ấy chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.