Trả lời Câu 1 trang 122 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Tự đánh giá cuối học kì I.
Câu hỏi/Đề bài:
a. (trang 121 – 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6:
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
TRẦN TẾ XƯƠNG
(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)
Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?
A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng
B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
C. Người chồng nói về người vợ của mình
D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Trả lời:
Bài thơ là lời nhà thơ nói về sự vất vả của người vợ mình
→ Đáp án C
Bài thơ nêu trên có đặc điểm như thế nào?
A. 8 câu, không có hình ảnh
B. 8 câu, mỗi câu 7 chữ
C. 8 câu, không có nhịp
D. 8 câu, không có vẫn
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý các đặc điểm hình thức của bài thơ
Trả lời:
8 câu, mỗi câu 7 chữ
→Đáp án B
Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?
A. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
B. Có chồng hờ hững cũng như không
C. Một duyên hai nợ âu đành phận
D. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Hướng dẫn:
Phương pháp loại trừ
Trả lời:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”:Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ gợi lên nỗi vất vả của bà Tú
→ Đáp án D
Câu thơ nào sau đây sử dụng thành ngữ?
A. Quanh năm buôn bán ở mom sông
B. Nuôi đủ năm con với một chồng
C. Năm nắng mười mưa dám quản công
D. Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hướng dẫn:
Nhớ lại một số thành ngữ quen thuộc
Phương pháp loại trừ
Trả lời:
Năm nắng mười mưa dám quản công → Thành ngữ “năm nắng mười mưa” chỉ sự vất vả, lam lũ cực nhọc
→ Đáp án C
Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương
B. Viết về đề tài người phụ nữ
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức về 4 bài thơ
Đưa ra sự giống nhau giữa các tác phẩm
Trả lời:
Điểm giống nhau của 4 bài thơ: Làm theo thể thơ Đường luật
→ Đáp án D
Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên trong 4 – 5 dòng.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn thơ
Trả lời:
Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo. Bài thơ Thương vợ đã xây dựng thành công hình ảnh bà Tú – một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.
b. Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ quống mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi tưởng niệm vô cội nguồn dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bảng ngọc phải viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601, sao chép đóng dấu kiểm để lại Đến Hùng, nói rằng: “… Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đúc Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.
(Theo Uyên Linh, baodautu.vn)
Đoạn trích viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích, từ đó suy ra đề tài đoạn trích
Trả lời:
Đoạn trích trên viết về ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – một ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nơi tưởng niệm về cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng.
Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích
Trả lời:
– Phương thức biểu đạt: nghị luận
– Phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích: biểu cảm
Đoạn trích được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân hợp?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý hình thức của đoạn trích
Trả lời:
Đoạn trích được triển khai theo kiểu diễn dịch. (câu chủ đề ở đầu đoạn)
Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6 – 8 dòng).
Hướng dẫn:
Lựa chọn một thông tin bản thân cảm thấy tâm đắc
Trả lời:
Thông tin khiến em tâm đắc nhất là chi tiết “Bản ngọc phả viết thời Trần… vẫn không thay đổi…”. Thông tin đó giúp em hiểu được ngay cả trong thời kì phong kiến, trải qua nhiều triều đại, các vị vua vẫn thể hiện lòng thành kính của mình với các vị vua Hùng như một tín ngưỡng quan trọng. Vì vậy, ngày nay, chúng ta không có lí do gì để bỏ qua nó, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết ơn, trân trọng và gìn giữ những giá trị tín ngưỡng lâu đời của dân tộc.