Trả lời Văn bản Chiến thắng Mtao Mxây – – Soạn văn 10 Cánh Diều chi tiết. (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc….
Chiến thắng Mtao Mxây
(trích Đăm Săn, sử thi Ê-đê)
(Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ minh và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).
Nhà Mtao Mxây cột sàn hiện đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đều đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này quả là đẹp thật. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.
ĐĂM SĂN: – Ơ diêng”, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nguơi đọ đao với ta đấy!
MTAO MXÂY: – Ta không xuống đâu diêng ơi! Tay ta đang còn bận ôm vợ (của) hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà.
ĐĂM SĂN – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Người không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà người ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!
MTAO MXÂY – Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Người không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!
ĐĂM SĂN – Sao ta lại đâm người khi đang đi xuống nhỉ Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là
MTAO MXÂY: – Ta sợ người đâm ta khi ta đang đi lắm.
ĐĂM SĂN: – Sao ta lại đâm người khi người đang đi nhỉ? Người xem, đến con trâu của nhà người trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!
Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú
Gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng Trông hắn dữ tọn như một vị thần. Hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.
ĐĂM SĂN – Người múa trước đi, ơ diêng!
MTAO MXÂY: – Ngươi mới là người múa trước, ơ diêng! Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như là gà mới mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm phải mà đã gãy mất cánh.
ĐĂM SĂN – Ngươi cứ múa đi, ơ diêng!
Mtao Mxây rung khiến múa vậy. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô.
Hắn múa một mình, Đăm Săn không nhúc nhích.
ĐĂM SĂN – Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô.
Miếng múa ấy người học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, điêng?
MTAO MXÂY: – Ta học ai à? Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng ta học thần Rồng.
ĐĂM SĂN: – Thế ư? Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, người múa đi ta xem nào!
MTAO MXÂY: – Thế ngươi không biết ta đây là một người đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?
ĐĂM SĂN – Vậy thì người hãy xem ta đây!
Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
Hắn vung đao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
ĐĂM SĂN: -Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, người dành làm gì?
Đến lúc này Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu, nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.
ĐĂM SĂN: – Bồ điêng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!
Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc.
Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên lễnh Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung
Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây, cũng không thủng
Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.
ĐĂM SĂN: – Ôi chao! Chết mất thôi, ông oi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!
ÔNG TRỜI: – Thế ư, cháu? Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn cháu ném vào vành tai hắn là được.
Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì roi loảng xoảng. Mao Mxây tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, Đăm Săn phá tan chuồng trâu. Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất.
[…]
(Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của
Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).
Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm, la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng.
ĐĂM SĂN: – Ơ các con, ở các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! Rượu năm ché trâu dâng một con để cúng thần, cáo tổ tiên, cầu sức khoẻ cho ta mới đi đánh kẻ thù, bắt tù binh, giẫm nát đất đai một tù trưởng nhà giàu về. Rượu bảy ché, trâu bảy con để cúng thần, cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tại qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp. Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta! Chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới, chúng ta sẽ ăn lọn ăn trâu, đánh lên các chiêng cái, trống to, đánh lên các cồng hlong, hoà nhịp cùng chũm choẹ, sao cho kêu lên rộn rã, để voi đực voi cái ra vào sàn hiện không ngót, dây cồng dây chiêng không lúc nào vắng bót trên giá treo chiêng, các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đen cả nhà, chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để.
TÔI TỚ – Đánh chiêng nào, thưa ông?
ĐĂM SĂN: – Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc! Từ gùi quý hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên! Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới võ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì nhông ngoài giữa bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy.
Thế là, bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến. Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa. Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn thịt trâu ăn không ngót, thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ ô, tiết bò tiết trâu đọng đen khắp sàn hiên, dây cổng dây chiêng giăng như mạng nhện, chỉ vàng chỉ đó như hoa dam piết. Cảnh đó thời ông bác, ông cậu xưa kia làm gì có!
Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang giun trong bùn, rắn hổ rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế! Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều. Rõ ràng là Đăm Săn có chiêng đống voi bầy, có bè bạn như nêm, như xếp. Làm sao mà có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó như chàng?
Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến. Cả miền Ê-đê E-ga ai ai cũng ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo guơm, đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếchỉ ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy
Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
Tiệc tùng linh đình, ăn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô. Đến đây, rượu đã nhạt, ché đã phai, ai đâu về đấy, khách lần lượt ra về.
(Trích Đăm Săn, in trong Sử thi Ê-đê, Nhiều tác giả, Nguyễn Hữu Thấu dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, tr. 190 – 196)