Soạn văn Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Cánh diều – Tự tình (II). Hướng dẫn: Đọc hai câu kết bài thơ.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong hai câu kết để thấy được tâm sự của chủ thể trữ tình?
Hướng dẫn:
– Đọc hai câu kết bài thơ
– Ôn lại kiến thức cũ
– Tìm ra nhưng chi tiết về tình
– Tìm ra những chi tiết về cảnh
– Phân tích mối quan hệ giữa tình và cảnh trong 2 câu kết.
Lời giải:
Cách 1
“ngán”: tâm sự chán trường, bất mãn, ngán ngẩm.
“xuân đi”: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua, thời gian thì không chờ đợi.
“xuân lại lại”: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận, cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tuổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.
– Ý thức của bản thân mình với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống: Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con ngườ cứ đi qua mà không bao giờ trở lại.
“mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi, không trọn vẹn.
“tí con con”: sự nhỏ bé, không đáng kể.
“mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã không trọn vẹn lại còn phải san sẻ.
→ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ.
Cách 2:
– Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:
+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.
+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình
→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên
Cách 3:
– Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá: rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên; mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc cả chân mây. Qua đó, ta thấy rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người.- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình => khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời khẳng định bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương