Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - chi tiết Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 75 Văn 10 Cánh diều:...

Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 75 Văn 10 Cánh diều: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối

Giải Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều – Lính đảo hát tình ca trên đảo. Tham khảo: Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

Câu hỏi/Đề bài:

Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

– Chú ý đọc kĩ 5 khổ thơ cuối bài.

– Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng.

Lời giải:

Cách 1

Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối:

– Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

– Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời

– Điệp cấu trúc: Nào hát lên/ Rằng…

→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Cách 2:

– Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng

+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”

→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”

– So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Cách 3:

Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối:

-Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.

-Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời.

-Điệp cấu trúc: Nào hát lên.

=> Tác dụng: thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa.