Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - chi tiết Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 70 Văn 10 Cánh diều:...

Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 70 Văn 10 Cánh diều: Hãy hình dung về Hà Nội và “người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 70 SGK Văn 10 Cánh diều – Đất nước. Hướng dẫn: Đọc kĩ tác phẩm và xác định đúng đề bài.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy hình dung về Hà Nội và “người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ tác phẩm và xác định đúng đề bài.

Lời giải:

Cách 1

Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.

Người ra đi thì gắn với hành động không ngoảnh lại → ý chí quyết tâm.

Cách 2:

– Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: “sáng mát trong” và “gió”, “hương cốm mới”, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

– Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

→ Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”.

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

→ Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Cách 3:

Khổ 1,2 – Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: “tôi”, “người ra đi”.

Hà Nội và “người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình: đó là hình ảnh người quyết tâm, dứt khoát ra đi nhưng những lưu luyến thì vấn ở lại, cho thấy được sự gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.