Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - chi tiết Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 54 Văn 10 Cánh diều:...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 54 Văn 10 Cánh diều: Người kể chuyện đã nhắc lại tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?

Giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 54 SGK Văn 10 Cánh diều – Hồi trống cổ thành. Gợi ý: Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm.

Câu hỏi/Đề bài:

Người kể chuyện đã nhắc lại tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?

Hướng dẫn:

– Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm

– Chú ý vào cách miêu tả dựa trên hoàn cảnh, cách giao tiếp, tình huống giao tiếp của nhân vật.

Lời giải:

Cách 1

– Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.

– Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt (“mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?”). Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở: Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

– Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa. Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn => Trương Phi thận trọng, tinh tế.

– Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm: Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công

→ Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện – một “hổ tướng” của nước Thục sau này.

Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.

→ Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.

– Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.

* Khi bị Trương Phi hiểu lầm:

– Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.

+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.

+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

– Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để:

→ Chứng tỏ lòng trung.

– Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.

→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.

Cách 2:

* Tính cách của Trương Phi:

– Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.

+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt (“mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?”).

– Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:

+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

– Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:

+ Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.

+ Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn → Trương Phi thận trọng, tinh tế.

– Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:

+ Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công

→ Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện – một “hổ tướng” của nước Thục sau này.

* Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.

– Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.

– Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.

– Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.

+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.

+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

– Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.

+ Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.

Cách 3:

– Trương Phi:

+Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn: chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc.

+Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng hô mày – tao, lập luận buộc tội Quan Công.

+Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình nên đã múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.

+Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

=> Trương phi là người ngay thẳng, cứng cơi, không dung thứ cho kẻ hai lòng.

+Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: Trương Phi rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công.

=> Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

– Quan Công:

+Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”, ông dùng lời lẽ mềm mỏng và nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

+Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.

=> Quan Công là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động