Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Cánh Diều - chi tiết Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 42 Văn 10 Cánh diều:...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 42 Văn 10 Cánh diều: Những chi tiết miêu tả hành động của đám khiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?

Soạn văn Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 42 SGK Văn 10 Cánh diều – Kiêu binh nổi loạn. Hướng dẫn: Đọc văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Những chi tiết miêu tả hành động của đám khiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?

Hướng dẫn:

– Đọc văn bản

– Tìm những chi tiết miêu tả hành động của kiêu binh

– Rút ra nhận xét của bản thân một cách khách quan.

Lời giải:

Cách 1

Những chi tiết miêu tả hành động của đám khiêu binh:

– Khi đến lúc họp, đám khiêu binh đều hội họp, không ai là không hăng hái nhưng vẫn sợ Quận Huy.

– Nghe thấy tiếng trống thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào phủ.

– Khi cửa đóng không vào được thì chúng reo hò, quát tháo long trời lở đất.

– Khi Quận Châu ra đàm phán nhưng bọn chúng không nghe mà còn thét lên ra oan: “Nếu cậu không mở cửa ra, thì chúng tôi sẽ trèo tường mà vào, thì xác cậu sẽ nát như cám!”.

– Vào phủ thấy thấy Quận Huy cưỡi voi và đe dọa thì bọn chúng vốn sợ lại càng run sợ hơn, chúng ngồi rụp xuống nghe lệnh, không dám lên tiếng, không dám xông tới. Nhưng về sau bọn chúng lại nhao nhao đứng dậy tấn công, càng đánh càng hăng kéo nhau tới bao quanh chân voi, dùng câu liêm kéo cổ Quận Huy xuống rồi đánh túi bụi và giết chết hắn ngay tại chỗ.

– Em trai Quận Huy cũng bị kiêu binh quát đứng lại, dùng gạch đá đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân.

– Anh em Quận Huy đều chết, bọn chúng vỗ tay, vui sướng hò reo như sấm. Nhưng nỗi uất hận vẫn chưa hả, bọn chúng cùng nhau kéo đến xin Chúa cho phá dinh cơ của Quận Huy.

Nhận xét về những hành động của đám kiêu binh:

Lúc đầu cả đám run sợ về khí thế Quận Huy nhưng càng về sau bọn chúng vùng lên chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để đòi lại công bằng, để vượt qua áp bức bóc lột để trở thành người làm chủ tình thế. Bọn chúng như nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, xuất phát từ lòng căm phẫn, khinh bỉ nên đã kiêu binh nổi loạn và hành động ấy với mục đích như để trả thù, rửa hận.

Có thể lúc đầu do thói quen của sự phục tùng, nghe lệnh nhưng chỉ trong giây lát sự căm phẫn nổi lên, bọn chúng cùng nhau hợp lại để tấn công đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Những hành động của đám kiêu binh còn cho ta thấy được sự suy tàn, thối nát của chế độ cầm quyền, sự sụp đổ của một vương triều bất lực ngồi nhìn đám lính tự phát nổi lên làm chủ.

Cách 2:

Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.

– “Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.”

– “Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”

– “…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.”

– “…bao nhiêu người đang ngồi lại nhao nhao đứng dậy, kéo ập vào trước đầu voi.”

– “Rồi họ lấy khí giới đâm chém túi bụi, có kẻ cạy gạch ngói ở phủ ra ném tới tấp…”

– “Quân lính hăng máu kéo đến càng đông…Họ bèn dung câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ.”

….

→ Qua những hành động này ta thấy được sự ngang tàng và hung bạo, không chịu khuất phục của kiêu binh, nhưng cũng đồng thời cho thấy sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm những điều lay chuyển thế lực cầm quyền.

Cách 3:

Những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh:

-Khi đám kiêu binh tiến đến nhà Quận Huy: Quân lính nghe thấy tiếng trống tức thi người nào cũng thấy nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ; Họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.

-Khi đám kiêu binh xông vào nhà và giết Quận Huy: Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quan tượng xuống đất mà chém; Quân lính xúm đến vây kín dưới chân voi; Quân lính hăng máu kéo đến càng đông; Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.

-Khi đám kiêu binh giết được Quận Huy và ăn mừng: Quân lính vui mừng reo hò như sấm; Họ kiệu thế tử lên vai, rồi đứng xúm xung quanh, gào lên vui sướng; họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt tư thế ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng…mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lãi vô tay reo hò vang lên một chặp.

-Khi đám kiêu binh giết những người liên quan đến Quận Huy: họ lại kéo đến quỳ ở trước mặt chúa xin phá tất cả dinh cơ của Quận Huy; họ làm náo động cả kinh thành.

=> Những hành động của đám kiêu binh đã cho thấy thế lực của họ thật mạnh. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.