Lời giải Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 100 SGK Văn 10 Cánh diều – Gió thanh lay động cành cô trúc. Gợi ý: Đánh dấu các luận điểm chính có trong văn bản.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp chúng.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ văn bản.
– Đánh dấu các luận điểm chính có trong văn bản.
Lời giải:
Cách 1
– Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:
+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá.
+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
+ Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất.
+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận.
+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng.
– Nhận xét về trình tự sắp xếp: Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.
Cách 2:
– Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc :
+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá
+ Nhìn riêng vào bài thơ Thu vịnh để thấy
+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu
+ Hai câu thực tả cảnh nước và mặt đất
+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận
+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng
– Trình tự sắp xếp chúng.
+ Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.
Cách 3:
Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:
-Hai câu đề: Thần thái của trời thu với vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh.
-Hai câu thực: Bức tranh thu ảm đạm cứ hạ dần độ cao thông qua việc miêu tả mặt nước và mặt đất.
-Hai câu luận: Không gian và thời gian trong bức tranh mùa thu ấy.
-Hai câu kết: Kết lại bằng bức họa thật nhanh thật đọng, thể hiện nỗi niềm của thi nhân Nguyễn Khuyến.
Trình tự sắp xếp các luận điểm đó được xếp theo trình tự logic: đề – thực – luận – kết.