Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 SBT Văn 10 - Kết nối tri thức Câu 4 Đọc và thực hành tiếng Việt bài 5 (trang 25)...

Câu 4 Đọc và thực hành tiếng Việt bài 5 (trang 25) SBT Văn 10: Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát

Giải chi tiết Câu 4 Đọc và thực hành tiếng Việt bài 5 (trang 25) – SBT Văn 10 Kết nối tri thức. Tham khảo: Đọc lại văn bản Xuý Vân giả dại trong SGK Ngữ văn 10, tập một (trang 127-130).

Câu hỏi/Đề bài:

Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tình huống của lớp chèo?

Hướng dẫn:

– Đọc lại văn bản Xuý Vân giả dại trong SGK Ngữ văn 10, tập một (trang 127-130).

– Xem lại đặc điểm của thể thơ lục bát.

– Đưa ra đánh giá về tác dụng của điểm khác biệt trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tình huống của lớp chèo.

Lời giải:

Những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát:

– Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

– Cách con sông nên tôi phải luỵ đò,

[…]

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

– Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

– Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết, còn quang với thùng..

– Con cá rô nằm vũng chân trâu,

Để cho năm bảy cần câu châu vào!

– Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

– Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây. […]

So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có một số nét khác biệt: số tiếng trong dòng thơ có khi nhiều hơn 6 (với dòng trên) và nhiều hơn 8 (với dòng dưới); bên cạnh nhịp chẵn, nhiều dòng có nhịp lẻ (“Tôi kêu đò,/ đò nọ không thưa, Tôi càng chờ/ càng đợi, /càng trưa chuyển đò”; “Cách con sông/ nên tôi phải luỵ đò”;..). Đây chính là hình thức lục bát biến thể. Việc chêm vào nhiều tiếng và biến đổi cách ngắt nhịp như nói trên có tác dụng làm cho lời thơ gần với lời nói hằng ngày, một mặt diễn tả được tâm trạng bấn loạn, rối bời của nhân vật, mặt khác thể hiện được tính bất thường của hoàn cảnh mà nhân vật đang lâm vào. Thêm nữa, việc kéo dài câu thơ còn có tác dụng tạo đủ thời gian cho diễn viên thực hiện các động tác múa kèm theo lời hát.