Đọc lại văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ. – Chú ý phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài tập 2 Viết trang 12 sách bài tập Văn 10 – Kết nối tri thức – Viết bài 7. Cho đề bài: Phân tích phản ứng của Na-đi-a trước câu nói: “Na-đi-a,…
Đề bài/câu hỏi:
Cho đề bài: Phân tích phản ứng của Na-đi-a trước câu nói: “Na-đi-a, anh yêu em!” và thái độ của nhân vật “tôi” trước phản ứng của Na-đi-a để làm nổi bật chủ đề truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của An-tôn Sê-khốp.
a. Hãy lập dàn ý cho đề bài trên.
b. Chọn hai ý kề nhau trong dàn ý để viết thành hai đoạn văn.
Hướng dẫn:
Đọc lại văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ.
– Chú ý phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”
– Sắp xếp các ý tìm được theo trật tự hợp lí để lập dàn ý.
– Chọn hai ý kề nhau trong dàn ý.
– Từ đó viết thành hai đoạn văn.
Lời giải:
a. Dàn ý phân tích phản ứng của Na-đi-a trước câu nói: “Na-đi-a, anh yêu em!”.
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật, vấn đề nghị luận.
Thân bài: Những phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”
– Bớt sợ sau chuyến trượt dốc đầu tiên, Na-đi-a bắt đầu có những băn khoăn vì không biết ai đã nói câu: “Na-đi-a, anh yêu em!”.
– Khi khoác tay nhân vật “tôi” đi dạo trên đồi tuyết, sự băn khoăn càng tăng lên.
– Na-đi-a cố ý chờ đợi nhân vật “tôi” nói ra câu ấy, khi đi bên nàng. Nàng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy.
– Mặc dù chưa hết sợ hãi, nhưng Na-đi-a vẫn đề nghị nhân vật “tôi” tiếp tục trượt dốc thêm nhiều lần, thậm chí, nàng đã dám trượt dốc một mình, nhưng vẫn không thể xác định ai đã nói lời tỏ tình đó.
– Sau này, không còn trượt tuyết lao dốc nữa, khi nhân vật “tôi” đến bên hàng rào, đứng từ xa, lợi dụng lúc có làn gió, nói câu“Na-đi-a, anh yêu em!”, nàng đã đón nhận bằng tâm trạng vui vẻ, gương mặt toát lên vẻ rạng rỡ, xinh đẹp và hạnh phúc. –
→ Phản ứng của Na-đi-a trước câu nói của nhân vật “tôi” đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện: Tình yêu là chuyện thiêng liêng, hệ trọng và là nhu cầu không thể thiếu đối với con người.
Kết bài: Ý nghĩa của vấn đề bàn luận.
b.
Gợi ý:
Mặc dù sợ hãi nhưng Na-đi-a vẫn quyết định cùng “tôi” trượt tuyết. Khi lao xuống chân dốc, mặt nàng tái nhợt, thở thoi thóp vì chuyến mạo hiểm kinh hoàng, nhưng lúc hoàn hồn thì nàng trở nên băn khoăn về lời tỏ tình. Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy. Hơn ai hết, có lẽ chính nàng đã đem lòng yêu nhân vật ‘tôi” nên nàng mong muốn và hi vọng không phải mình nghe nhầm.
Cố vượt qua nỗi sợ hãi, nàng đề nghị chàng trai trượt lần nữa. Vẫn tái mét, nàng lẩy bẩy bước lên xe trượt cùng chàng lao xuống, và giữa lúc gió quất, giữa lúc kinh hoàng nhất chàng lại nói: “Nadia, tôi yêu em!”. Nadia vẫn đắm chìm trong lời nói ấy, nó giống như một liều thuốc giúp nàng bình tĩnh lại trong lúc hoảng loạn nhất, cho nàng cái cảm giác an toàn và ấm áp. Nàng cứ đắm chìm trong bốn tiếng: “Nadia, tôi yêu em!” ấy mà không phát giác được rằng đó chỉ là trò đùa cợt. Và có lần, để khám phá điều bí ẩn, nàng mạo hiểm trượt tuyết một mình. Nhưng nàng có nghe được lời tỏ tình không, có lẽ chính nàng cũng chẳng rõ, vì nỗi sợ hãi khi trượt tuyết một mình đã làm nàng mất khả năng nhận biết mọi âm thanh.