Phân tích và giải Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề số 11 – Đề thi giữa kì 2 – Đề số 11 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Kết nối tri thức. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách kết nối tri thức đề số 11 được biên soạn theo…
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÔN SƠN CA
Nguyễn Trãi – Bản dịch: Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thoả được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.
Câu 1. Bản dịch thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ Đường Luật.
C. Thơ lục bát
D. Thơ sáu chữ.
Câu 2. Dòng nào thể hiện đúng những đối tượng được kể trong Bài ca Côn Sơn?
A. Suối, đá, ghềnh, thông, rừng, trúc, cổ thụ.
B. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc.
C. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, tùng, cúc.
D. Suối, thác, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc.
Câu 3. Vẻ đẹp cảnh trí trong tác phẩm trên là một vẻ đẹp như thế nào?
A. Tươi tắn và đầy sức sống.
B. Kì ảo và lộng lẫy.
C. Yên ả và thanh bình
D. Hùng vĩ và náo nhiệt.
Câu 4. Câu nào dưới đây nêu nhận định đúng về bài thơ Côn Sơn ca?
A. Bài thơ đã kể ra những cảnh đẹp của Côn Sơn và lí do “ta” về ở.
B. Bài thơ miêu tả cảnh Côn Sơn thật đẹp, nhưng người ở Côn Sơn thì buồn.
C. Bài thơ là sự giao hòa giữa con người thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp.
D. Bài thơ thể hiện cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều, nhưng người ở Côn Sơn thì đang vui.
Câu 5. Câu thơ: “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?” có ý nghĩa gì?
A. Câu thơ là lời tự nhắc nhở của nhà thơ đối với chính mình.
B. Câu thơ là lời trách móc thời thế của Nguyễn Trãi với xã hội đương thời.
C. Câu thơ thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của nhà thơ đối với cuộc đời.
D. Câu thơ thể hiện cái nhìn bi quan, chán trường của nhà thơ với cuộc đời.
Câu 6.Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 7. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Câu 8 . Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Câu 9. So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu “Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” với tiếng suối của Hồ Chí Minh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
II. VIẾT:
Câu 1. Viết bài luận ngắn (400-500 từ) bàn về chủ đề: Những khoảng lặng suy tư trong đời.
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
C |
B |
C |
C |
A |
B |
Câu 1. Bản dịch thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ Đường Luật. C. Thơ lục bát D. Thơ sáu chữ. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bản dịch thơ
Chú ý các dấu hiệu hình thức như số từ trong câu, số câu trong bài
Lời giải:
Bản dịch thơ được viết theo thể thơ lục bát
→ Đáp án: C
Câu 2. Dòng nào thể hiện đúng những đối tượng được kể trong Bài ca Côn Sơn? A. Suối, đá, ghềnh, thông, rừng, trúc, cổ thụ. B. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc. C. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, tùng, cúc. D. Suối, thác, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải:
Dòng nêu đúng những đối tượng được kể trong tác phẩm: Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc
→ Đáp án: B
Câu 3. Vẻ đẹp cảnh trí trong tác phẩm trên là một vẻ đẹp như thế nào? A. Tươi tắn và đầy sức sống. B. Kì ảo và lộng lẫy. C. Yên ả và thanh bình D. Hùng vĩ và náo nhiệt. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp cảnh trí
Lời giải:
Vẻ đẹp cảnh trí của tác phẩm trên là một vẻ đẹp yên ả, thanh bình.
→ Đáp án: C
Câu 4. Câu nào dưới đây nêu nhận định đúng về bài thơ Côn Sơn ca? A. Bài thơ đã kể ra những cảnh đẹp của Côn Sơn và lí do “ta” về ở. B. Bài thơ miêu tả cảnh Côn Sơn thật đẹp, nhưng người ở Côn Sơn thì buồn. C. Bài thơ là sự giao hòa giữa con người thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp. D. Bài thơ thể hiện cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều, nhưng người ở Côn Sơn thì đang vui. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ và các nhận định
Lời giải:
Nhận định đúng: Bài thơ là sự giao hòa giữa con người thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp.
→ Đáp án: C
Câu 5. Câu thơ: “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?” có ý nghĩa gì? A. Câu thơ là lời tự nhắc nhở của nhà thơ đối với chính mình. B. Câu thơ là lời trách móc thời thế của Nguyễn Trãi với xã hội đương thời. C. Câu thơ thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của nhà thơ đối với cuộc đời. D. Câu thơ thể hiện cái nhìn bi quan, chán trường của nhà thơ với cuộc đời. |
Hướng dẫn:
Phân tích câu thơ
Chú ý các từ ngữ: “Nửa đời”, “vướng bụi trần”
Chú ý hình thức câu hỏi tu từ
Lời giải:
Nhà thơ như thể hiện sự đúng đắn của mình khi cáo quan về ở ẩn. Nửa đời làm quan Nguyễn Trãi bị những nịnh thần chèn ép. Chính vì thế mà ông chán ghét cảnh quan trường sự tận trung của ông như thế được coi là đã đủ. Câu hỏi “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?” như lời tự nhắc nhở của nhà thơ đối với chính bản thân mình.
→ Đáp án: A
Câu 6.Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Trăm năm trong cuộc nhân sinh, Người như cây cỏ thân hình nát tan. A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ |
Hướng dẫn:
Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải:
Câu thơ: “Trăm năm trong cuộc nhân sinh,/Người như cây cỏ thân hình nát tan”sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
→ Đáp án: B
Câu 7. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào? |
Hướng dẫn:
Căn cứ vào nội dung văn bản, phân tích, suy luận.
Lời giải:
Gợi ý:
– Cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm: Gợi cho ta
nghĩ đến hình ảnh một ông tiên đang rất nhàn, không chút vấn vương thế sự. Đó là một thi sĩ đa tình đang thả trọn vẹn tâm hồn với thiên nhiên. “Nhàn” chính là tâm trạng của tác giả lúc này.
– Thử hình dung Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người yêu thiên nhiên dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn lo cho đất nước, cho nhân dân. Ông luôn là người có nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ và nghệ sĩ ở ông.
Câu 8 . Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ. Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. |
Hướng dẫn:
Căn cứ vào nội dung văn bản kết hợp với kiến thức về biện pháp tu từ đã học.
Lời giải:
– Hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu nhà thơ:
– Điệp từ “ta”, “Côn Sơn”, “trong”… trong đoạn trích cho thấy Nguyễn Trãi đang sống những ngày tháng an nhàn, ẩn dật ở Côn Sơn bởi Nguyễn Trãi chỉ có “ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta lên, ta nằm và ta ngâm thơ”.
→ Tất cả các điệp ngữ góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái.
Câu 9. So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu “Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” với tiếng suối của Hồ Chí Minh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. |
Phương pháp
Căn cứ vào nội dung văn bản, phân tích, suy luận.
Lời giải:
– Giống nhau:
+ Cả hai đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên. Cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều nghe tiếng suối như là một bản nhạc trong trẻo.
+ Đều gợi ra sự tươi vui, ấm áp.
+ Gợi về tình yêu thiên nhiên, con người, niềm tin và sức sống.
– Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: so sánh với tiếng đàn cầm.
+ Hồ Chí Minh: so sánh với tiếng hát của một cô gái: ngân nga.
PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)
II. VIẾT:
Câu 1. Viết bài luận ngắn (400-500 từ) bàn về chủ đề: Những khoảng lặng suy tư trong đời.
Hướng dẫn:
– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải:
Gợi ý:
* Đảm bảo kết cấu (mở bài, thân bài, kết bài).
1. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề.
– Nêu vấn đề nghị luận: Những khoảng lặng suy tư trong đời.
2. Thân bài:
* Giải thích: Khoảng lặng là gì? Khoảng lặng là một thời điểm mà con người bình tâm lại không chịu sự chi phối của những sao động thực tại. Đó là khi tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc được trào dâng mãnh liệt.
* Bàn luận:
– Vai trò của khoảng lặng suy tư trong cuộc đời:
+ Khoảng lặng suy tư khiến chúng ta sống sâu sắc, sống kĩ lưỡng hơn. Từ đó chúng ta có được những chiêm nghiệm trong cuộc sống. Chính vì thế, cuộc đời của chúng ta không trở nên phí hoài.
+ Cuộc sống sẽ trở thành của ta.
+ Sống như vậy là cách con người dành nhiều thời gian cho bản thân, giúp được những người mà chúng ta yêu thương.
– Làm thế nào để con người có những khoảng lặng:
+ Không nhất thiết phải tách bản thân ra khỏi mọi người. Tự bản thân có thể cho mình những khoảng lặng suy tư.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề .