Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Đề thi đề kiểm tra Văn 10 - Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 Đề thi đề kiểm tra Văn 10: Phần I. ĐỌC HIỂU Văn bản Thư cho Vương Thông thuộc sáng tác nào của Nguyễn Trãi? A. Thơ chữ Hán B. Văn chính luận C. Thơ Nôm D

Giải Đáp án Đề thi giữa kì 2 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Chú ý đến đặc điểm hình thức của văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Văn bản Thư cho Vương Thông thuộc sáng tác nào của Nguyễn Trãi?

A. Thơ chữ Hán

B. Văn chính luận

C. Thơ Nôm

D. Tập thơ Môn hoa mộc

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý đến đặc điểm hình thức của văn bản

Lời giải:

Văn bản thuộc thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi

→ Đáp án B

Câu 2: Dòng nào nói đúng đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp của văn bản?

A. Tướng giặc, khi chúng phản kích và huênh hoang vì chút thắng lợi nhỏ

B. Tướng giặc, khi chúng hung hăng sang xâm chiếm nước ta

C. Tướng giặc, khi chúng chuẩn bị mở các cuộc tấn công lớn

D. Tướng giặc, khi chúng dẫn viện binh tới

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, chú ý chú thích 1

Chú ý đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp của văn bản

Lời giải:

Đúng như tiêu đề, đối tượng của văn bản chính là Tướng giặc Vương thông

Văn bản được viết khi giặc phản kích nước ta và đang huênh hoang vì chút thắng lợi nhỏ

Đáp án A

Câu 3: Câu nào sau đây chứa luận điểm của đoạn văn bản 1?

A. Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi

B. Thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy

C. Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu

D. Ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn 1 của văn bản và rút ra luận điểm

Lời giải:

Luận điểm của đoạn văn bản 1: Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu

→ Đáp án C

Câu 4: Dòng nào nói lên các thủ pháp nghệ thuật trong luận điểm 1?

A. Đối lập, so sánh, ẩn dụ

B. Ẩn dụ, so sánh

C. Hoán dụ, so sánh

D. Nhân hóa, so sánh

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn chứa luận điểm 1

Rút ra các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng

Lời giải:

Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng:

– Đối lập: vơi ><thua,…

– So sánh: chẳng khác cây rừng rậm rạp

– Ẩn dụ: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy

→ Đáp án A

Câu 5: Dòng nào nói lên mục đích của luận điểm 1?

A. Đừng nói về mộng tưởng

B. Đừng vội huênh hoang

C. Nên cho lui quân

D. Muốn đánh hãy quyết tử

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn chứa luận điểm 1

Rút ra mục đích

Lời giải:

Mục đích của luận điểm 1 (đoạn 1): nhắc nhở giặc đừng vội huênh hoang vì một chiến thắng nhỏ

→ Đáp án B

Câu 6: Câu: “Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy” dùng cách nói nào? Nhằm mục đích gì?

A. Dùng hình ảnh gáo nước khẳng định thắng lợi của quân giặc quá bé nhỏ

B. Dùng hình ảnh gáo nước, biển cả khẳng định thắng thua vừa rồi là không đáng kể

C. Dùng nghệ thuật đối lập khẳng định ta chỉ tạm thua

D. Dùng hình ảnh biển cả để khẳng định quân ta rất mạnh

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn

Rút ra cách nói và mục đích của câu văn

Lời giải:

Câu: “Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy” dùng hình ảnh gáo nước, biển cả khẳng định thắng thua vừa rồi là không đáng kể

→ Đáp án B

Câu 7: Ý nào nói lên mục đích của luận điểm 3?

A. Đừng nói về mộng tưởng

B. Đừng vội huênh hoang

C. Muốn đánh hãy quyết tử

D. Nên cho lui quân

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn chứa luận điểm 3

Rút ra mục đích

Lời giải:

:

Mục đích của luận điểm 3: khuyên tướng giặc nên cho lui quân

→ Đáp án D

Câu 8: Ở luận điểm 2, tác giả dùng thao tác lập luận chính nào? Có tác dụng gì?

A. Thao tác đối sánh: ta – ông làm nổi bật thế từng bên

B. Thao tác phân tích làm rõ sự ngốc nghếch của tướng giặc

C. Thao tác bình luận để thể hiện sự coi thường binh lực của giặc

D. Thao tác chứng minh để khẳng định quân ta mạnh hơn

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn chứa luận điểm 2

Rút ra thao tác lập luận chính và tác dụng

Lời giải:

Ở luận điểm 2, tác giả dùng thao tác lập luận chính là thao tác đối sánh ta – ông làm nổi bật thế từng bên

→ Đáp án A

Câu 9:Phân tích nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi ở đoạn văn bản sau và chỉ ra vai trò của đoạn đối với mục đích toàn văn bản (1đ)

Ngài muốn đánh thủy, thì nên bày hết chiến thuyền ở trên sông để quyết tử chiến, muốn đánh bộ thì nên xuất hết binh mã ra đồng rộng để quyết sống mái trong một hai ngày, không nên chúi ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ, cho thế là đắc sách. Như thế là việc làm của đàn bà con gái, không phải là việc làm của bậc đại trượng phu!

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn bản

Phân tích nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi

Lời giải:

– Nghệ thuật lập luận:

+ Chọn cách tôn trọng đối phương: tùy lựa chọn

+ Lồng ghép định hướng thể hiện lòng tự tôn của đối phương bằng lối nói tự trọng của những người cầm quân: quyết tử chiến; quyết sống mái

+ Dùng thủ pháp đối lập (quyết chiến lớn lao hành động đánh lén); hình ảnh chúi ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ, đàn bà “khích tướng” để đối phương phải tỏ thái độ, hành động

– Vai trò của đoạn đối với mục đích toàn văn bản: đoạn này nằm cuối văn bản thể hiện sự nhất quán với toàn văn bản về thái độ đối với tướng giặc: coi thường, mỉa mai…; về mục đích khẳng định: không thể thắng được quân ta, sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù;…

Câu 10: Văn bản Thư cho Vương Thông của Nguyễn Trãi đã giúp em nhận thấy những tài năng nào của Nguyễn Trãi? Em học tập được điều gì cho việc viết văn nghị luận thuyết phục một ai đó thay đổi quyết định của họ? (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và kiến thức đã học trên lớp, từ đó rút ra tài năng của Nguyễn Trãi

Nêu suy nghĩ và đúc rút của bản thân

Lời giải:

– Tài năng của Nguyễn Trãi:

+ Về quân sự, chính trị: am hiểu đối phương, thời cuộc, thế trận (lực lượng hiện tại của đôi bên)

+ Về văn chương: tài thuyết phục biện luận (sử dụng nhiều thao tác lập luận, lí lẽ sắc bén, lập luận logic; bằng chứng

PHẦN II. VIẾT

Câu 1:

a. Làm rõ nét tương đồng ở 2 bức ảnh và đặt tên cho từng bức ảnh đó

Hướng dẫn:

Quan sát kĩ 2 bức ảnh

Rút ra nét tương đồng ở 2 bức ảnh

Đặt tên cho 2 bức ảnh đó

Lời giải:

– Nét tương đồng: Đều là hình ảnh con người – những đối tượng yếu đuối cần bảo vệ, nâng niu và đang đau khổ tột cùng trong cảnh hoang tàn đổ nát của chiến tranh

– Đặt tên: Hs đặt tên theo ý cá nhân nhưng bám sát hình ảnh trung tâm, bối cảnh bức ảnh; tên ngắn gọn và làm nổi bật nội dung chính của từng bức ảnh

b. Làm rõ mối liên quan giữa 2 bức ảnh với văn bản đọc Thư cho Vương Thông của Nguyễn Trãi

Hướng dẫn:

Quan sát kĩ 2 bức tranh và đọc kĩ văn bản để chỉ ra mối liên quan

Lời giải:

Hai bức ảnh và văn bản đọc đều nói về chiến tranh; nỗi đau và mất mát của hai bên (kẻ xâm lược và đất nước bị xâm lược)

Câu 2: Viết bài văn

Hướng dẫn:

Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu

Lời giải:

… thuyết phục người đứng đầu một quốc gia mạnh từ bỏ ý đồ xâm lược và làm bá chủ thế giới

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0.25

– Giới thiệu đối tượng bày tỏ ý kiến; đối tượng giao tiếp (người thuyết phục – người được thuyết phục)

Thân bài

2.00

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

– Làm rõ cách hiểu, biểu hiện của ý đồ xâm lược và làm bá chủ thế giới

– Tác động tiêu cực của hành động xâm lược và làm bá chủ thế giới đối với quốc gia yếu và người dân vô tội (lí lẽ + dẫn chứng + yếu tố biểu cảm)

– Phân tích làm rõ: khát vọng xâm lược và làm bá chủ thế giới là không chính đáng, vô nhân đạo (lí lẽ + dẫn chứng)

– Thể hiện khát vọng của cá nhân về một thế giới hòa bình, nhân loại là sự cộng sinh để giải quyết các vấn đề về dịch bệnh, môi trường…

– Đề xuất cách biểu hiện vị thế của quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề về y tế, lương thực, môi trường…

Kết bài

0.5

– Khẳng định sự cần thiết của bình đẳng, cộng sinh giữa các quốc gia…

– Nhận thức, hành động của bản thân để thế giới bình yên…

Yêu cầu khác

0.25

– Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

– Diễn đạt rõ ý; lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc, nhân loại…

– Dẫn chứng đa dạng, phong phú

– Người viết cần có hiểu biết rộng về thế giới, các xung đột gay gắt ở một số quốc gia trong hiện tại

– Yếu tố phi ngôn ngữ