Hướng dẫn giải Đáp án Đề thi giữa kì 1 – Đề số 3 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Nhớ lại những kiến thức về phong cách ngôn ngữ.
Câu hỏi/Đề bài:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. Phong cách ngôn ngữ chính luận. C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. D. Phong cách ngôn ngữ báo chí. |
Hướng dẫn:
Nhớ lại những kiến thức về phong cách ngôn ngữ
Lời giải:
Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn → Sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
→ Đáp án C
Câu 2. Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì? A. Chắc nịch B. Thánh thót C. Ngạt ngào D. Âu yếm |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích và điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Lời giải:
Từ còn thiếu trong dấu … là chắc nịch
→ Đáp án A
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt. A. Điệp từ. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. |
Hướng dẫn:
Nhớ lại những kiến thức về biện pháp tu từ để xác định biện pháp trong câu thơ trên.
Lời giải:
Câu thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
→ Đáp án C
Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì? Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi Nghe dịu dàng âu yếm biết bao A. Bối rối. B. Bồi hồi. C. Yêu thương. D. Lo lắng. |
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ hai câu thơ
– Phân tích những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, từ đó suy ra cảm xúc được gợi lên
Lời giải:
Hai câu thơ ngập tràn cảm xúc yêu thương trong từng câu từ. Không chỉ tái hiện trước mắt người đọc khung cảnh ấm áp của ngày đầu tiên đứa trẻ cất tiếng nói, hai câu thơ còn thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với tiếng Việt.
→ Đáp án C
Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào? A. Thánh Gióng. B. Con Rồng cháu Tiên. C. Bánh chưng bánh giầy. D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. |
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ hai câu thơ đầu
– Vận dụng kiến thức và liên hệ đến những câu chuyện dân gian
Lời giải:
Hai câu thơ được gợi từ truyện dân gian Con Rồng cháu Tiên
Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu? A. Tiếng mẹ đẻ. B. Tiếng của thiên nhiên. C. Âm thanh của muôn loài. D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Trong đoạn trích, nguồn gốc của tiếng Việt được xuất phát từ tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.
→ Đáp án D
Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây? A. Thiên nhiên. B. Đất nước. C. Con người. D. Tiếng Việt. |
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ đoạn trích
– Dựa vào những chi tiết tiêu biểu và nhan đề đề rút ra kết luận về đề tài của bài thơ
Lời giải:
Đoạn trích đề cập đến đề tài tiếng Việt (về lịch sử ra đời, quá trình hình thành, sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt cũng như gửi gắm tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt)
→ Đáp án D
Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ đoạn thơ
– Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ để phân tích tác dụng của phép điệp ngữ
Lời giải:
Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:
– Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.
– Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.
Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ đoạn trích
– Từ đó rút ra nhận xét về giọng điệu
Lời giải:
Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích:
Giọng điệu: ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc: sự trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho tiếng Việt.
Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.
Hướng dẫn:
Liên hệ bản thân để nêu trách nhiệm trong việc giữ gìn tiếng Việt
Lời giải:
Trách nhiệm trong việc giữ gìn tiếng Việt:
Mỗi người phải tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
II. VIẾT
1.Đề tài- chủ đề – Đề tài: Cuộc sống của con người thời hậu chiến. – Chủ đề: Nhận thức lại về chiến tranh: những ảnh hưởng của chiến tranh đến số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.
2. Nhân vật bà cụ * Là một bà lão “ quê mùa” được khắc họa – Gián tiếp + Vẻ ngạc nhiên, của bà cụ khi lần đầu đi máy bay đối lập với tâm trạng của những hành khách khác + Qua cái nhìn của nhân vật “tôi”: bà cụ lạc lõng giữa cuộc sống hiện đại: “Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”. – Trực tiếp: qua cuộc đối thoại với tiếp viên hàng không: + Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến. bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. + Đề nghị cô tiếp viên mở cửa sổ máy bay: Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng * Bà cụ- người mang trong mình vết thương chiến tranh
Bà cụ |
Những hành khách khác |
|
Khi chuyến bay gặp thời tiết xấu |
-Bình thản, ngạc nhiên ngắm nhìn mây → Do bà cụ chưa đi máy bay bao giờ nên cụ không biết thời tiết xấu ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyển bay để mà lo sợ |
-Lo sợ: + Nhân vật “tôi”: Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.; bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm. + Tay vận complet: mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run →Do những người này đã có kinh nghiệm đi máy bay nên mới lo sợ một sự cố có thể xảy ra trên máy bay gặp thời tiết xấu |
Khi nhìn thấy những đám mây |
+ Lời nói “thốt kêu lên” một cách ngạc nhiên “Mây ngay ngoài, các bác kìa!” “Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?” “Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?” + Cách so sánh giản dị, thân thuộc với những người dân quê “Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được – Y thể cây lá ngoài vườn.” |
+Tay vận complet: tỏ vẻ khó chịu: nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu. Làm lơ bà cụ: Tay nọ làm thinh. →Vì họ coi đấy là một điều rất bình thường/ họ bất lực trước những thắc mắc “ ngây ngô” của bà cụ |
– Cuộc đối thoại với cô tiếp viên hàng không. Bà hỏi bao giờ đến sông Bến Hải + Sông Bến Hải: là ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc hồi đất nước chưa được thống nhất. Nơi mà máy bay không đi qua chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông + Vĩ tuyến 17: Gắn với sự kiện vào năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17° bắc), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, mà dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Đây là khu phi quân sự thời bấy giờ. Đây là nơi chuyến bay của bà cụ có thể bay ngang qua chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17. Hai địa danh ( một trên vùng đất, một trên vùng trời) là nơi mà cbiết bao thế hệ con người Việt Nam đổ máu xuống để xóa ranh giới đó đi, nối liền hai miền Nam Bắc. Việc bà cụ hỏi cô tiếp viên Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con? Hé lộ mục đích đi máy bay của cụ: đến thăm con. – Hành động của bà cụ: + Lập một cái bàn thờ nhỏ trên máy bay. +Dáng người cụ: Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. + Khi bị những hành khách phàn nàn, bà cụ: Van bác… – Bà cụ sợ sệt – Bác ơi, van bác… Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất. Sự đau đớn của người mẹ mất con chiến tranh qua đi để lại cho con người quá nhiều vết thương mà dù cho thời gian qua đi cũng không thể nào chữa lành được. – Hình ảnh biểu tượng: “Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.” – “ Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo”: Con trai cụ- những phi công hy sinh vì tổ quốc được mọi người ngợi ca, ghi tạc công lao. – “Người phi công còn rất trẻ”: biểu tượng cho một thế hệ trẻ, họ hiến dâng tuổi thanh xuân- phần đời đẹp nhất của mình cho Tổ quốc. Họ là những người hùng, những con người vĩ đại của một thời chiến tranh. – Tờ báo“ đã xưa cũ”: sự hy sinh ấy liệu bây giờ có ai còn nhớ. Bức ảnh là hình ảnh duy nhất của người con mà bà mẹ có được. Đó là biểu tượng của tình mẫu tử cao đẹp và cũng là sự hy sinh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng- hy sinh con mình vì Tổ quốc Hiện thực nghiệt ngã: chiến tranh qua đi, hòa bình trở lại nhưng những vết thương mà nó để lại vẫn sẽ mãi ám ảnh con người Hiện thực: con người sống trong thời bình, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ mà chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân 3. Những người trên khoang máy bay Gồm: nhân vật “tôi”, gã mặc complet, cô tiếp viên hàng không
Gã mặc complet |
Cô tiếp viên hàng không |
Nhân vật “tôi” |
|
Lúc đầu: Trước phản ứng của bà lão quê mùa về những đám mây |
Tỏ ra khó chịu vì bị làm phiền |
kiên nhẫn giải thích cho cụ là: không được mở cửa máy bay/ bữa ăn không mất thêm tiền/ máy bay không thể qua sông Bến Hải vì nghĩa vụ của mình là một nhân viên phục vụ |
quan sát một cách thờ ơ với một thái độ không chấp nhặt người già |
Khi đi qua vĩ tuyến 17: bà cụ lập bàn thờ thắp hương ngay trên máy bay |
Phàn nàn về một bà cụ “dở hơi” thắp hương trên máy bay Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt. |
“Cô đứng sững” lại “Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.” →Lặng im, nghiêng mình trước vong linh của người anh hùng; xót xa trước nỗi đau của người mẹ |
Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh →Trân trọng, biết ơn/ cảm phục trước sự hy sinh cảu bà mẹ |
Ý nghĩa |
Con người vì lợi ích của bản thân mà mặc kệ nỗi đau của người khác. |
Dường như đã thấu hiểu nỗi lòng bà cụ, một người mẹ mất con mang trong mình những nỗi đau, vết thương chiến tranh không thể xoa dịu |
4. Đặc điểm nghệ thuật Điểm nhìn trần thuật: kể theo ngôi thứ nhất- nhân vật xưng tôi, trình bày suy ngẫm của mình về những điều trông thấy làm cho câu chuyện: + vừa khách quan: xây dựng một câu chuyện khách quan từ điểm nhìn xa lạ của người ngoài cuộc. + vừa chủ quan: đồng cảm với nhân vật, thấy được suy tư, trăn trở của người kể chuyện Nhà văn mong muốn xã hội thấu hiểu, đồng cảm đối với những người mang trong mình vết thương chiến tranh Tình huống truyện: cùng đặt ra một tình huống nhưng phản ứng của mỗi nhân vật (gã mặc complet, cô tiếp viên hàng không, nhân vật “tôi” lại khác nhau, góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật. Giọng điệu: ẩn chứa một chất thơ đích thực, gạn lọc từ những số phận người, chan hòa trong một không gian nhuồm buồn.
5. Nhan đề – “Mây trắng còn bay” cái tên lãng mạn như một bài thơ nhưng cái kết lại vỡ òa bi tráng. – Mây trắng thì lúc nào chẳng ở trên bầu trời nhưng chữ “còn” lại mang cho con người ta một suy nghĩ khác. Có thể: + Mây trắng giống như tấm màng che giấu những kí ức đau buồn của bầu trời những năm chiến tranh. + Mây trắng trong tác phẩm như hình ảnh con trai của bà cụ.