Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Đề thi đề kiểm tra Văn 10 - Chân trời sáng tạo Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo –...

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo – Đề số 10: Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY Ngô Bá Hòa Những đứa

Lời giải bài tập, câu hỏi Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo – Đề số 10 – Đề thi giữa kì 2 – Đề số 10 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Chân trời sáng tạo. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 10 được biên soạn theo…

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY

Ngô Bá Hòa

Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu

giọng nói trưởng thành như nứa vỡ

ước mơ được bay cao hơn chim

và lớn hơn cây cổ thụ

Những đứa trẻ tóc mọc trong mây

bước chân làm đau đá sỏi

khúc đồng dao đếm tuổi

suối ru hồn trong veo

Những đứa trẻ lớn trong màu xanh

Có ánh mắt thấu đại ngàn

Có đôi tai lắng trăm ngàn núi

Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn

Cứ lớn lên

Lớn lên

Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới

(http://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre)

Câu hỏi:

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách.

B. Thơ bậc thang; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các dòng, khổ (dài ngắn) không đều.

Câu 2. Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là:

A. Những đứa trẻ miền núi.

B. Những vòm cây cổ thụ.

C. Những ước mơ đẹp.

D. Những đứa trẻ tóc mọc trong mây.

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm.

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Câu 4. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.

B. Kể về những khúc đồng dao .

C. Kể về việc làm của những đứa trẻ.

D. Kể về khao khát ước mơ của những đứa trẻ.

Câu 5. Dòng nào nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất?

A. Biết cưỡi trên lưng trâu, biết ước mơ.

B. Lớn như cây cổ thụ.

C. Thân hình cao lớn, giọng nói vỡ, biết ước mơ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?

A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên

B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thuở nhỏ.

C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng

D. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi

Câu 7. Dòng nào nói lên đặc điểm nghệ thuật, ngôn ngữ của những dòng thơ sau?

Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ

Ước mơ được bay cao hơn chim

Và lớn hơn cây cổ thụ

A. Ngôn ngữ thô mộc, thiếu tinh tế

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu âm thanh, hình ảnh.

C. Nghệ thuật so sánh.

D. Cả ý b & c.

Câu 8. “Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm riêng như thế nào?

A. Hay hát đồng dao, lời nói rất nhẹ nhàng.

B. Mạnh mẽ vô cùng, cứng hơn sỏi đá.

C. Khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng.

D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng.

Câu 9. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì đến với độc giả, điều đó có ý nghĩa gì? (Lựa chọn một trong những thông điệp sau và trả lời từ 4-6 dòng)

Bức thông điệp của bài thơ là:

a. Trẻ em sống gần tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi hát hay

b. Trẻ em với tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi và sống rất tự nhiên, tự do

c. Trẻ em sống gần với tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi, trong sáng và giàu mơ ước

d. Trẻ em sống gần với tự nhiên sẽ khỏe mạnh, chăm lao động

Câu 10. Em thích không gian sống nào sau đây? Nói rõ lý do lựa chọn của mình?

a. Sống ở thành phố, đầy đủ tiện nghi vì sẽ trở thành người hiện đại

b. Sống ở thành phố, đầy đủ tiện nghi vì có đủ dịch vụ, không phải làm gì

c. Sống ở nông thôn để được tự nô đùa, không phải đi học thêm nhiều

d. Sống ở miền núi gắn với thiên nhiên để được tìm hiểu tự nhiên, rèn luyện sức khỏe

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Cảm nhận của em về hình ảnh những đứa trẻ bản Mây trong bài thơ cùng tên của tác giả Ngô Bá Hòa

—–Hết—–

– Học sinh không được sử dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

A

C

A

D

C

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách.

B. Thơ bậc thang; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các dòng, khổ (dài ngắn) không đều.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý đặc điểm hình thức

Lời giải:

Đặc điểm hình thức chính của bài thơ: Thơ tự do, các dòng, khổ (dài ngắn) không đều

→ Đáp án D

Câu 2. Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là:

A. Những đứa trẻ miền núi.

B. Những vòm cây cổ thụ.

C. Những ước mơ đẹp.

D. Những đứa trẻ tóc mọc trong mây.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý tiêu đề

Lời giải:

Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là: Những đứa trẻ miền núi

Đáp án A

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm.

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải:

Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

→ Đáp án B

Câu 4. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.

B. Kể về những khúc đồng dao .

C. Kể về việc làm của những đứa trẻ.

D. Kể về khao khát ước mơ của những đứa trẻ.

Hướng dẫn:

Chỉ ra những yếu tố tự sự trong bài thơ

Rút ra kết luận về tác dụng

Lời giải:

Yếu tố tự sự trong bài thơ là để Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ

→ Đáp án A

Câu 5. Dòng nào nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất?

A. Biết cưỡi trên lưng trâu, biết ước mơ.

B. Lớn như cây cổ thụ.

C. Thân hình cao lớn, giọng nói vỡ, biết ước mơ.

D. Tất cả các ý trên.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất

Lời giải:

Dòng nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất: Thân hình cao lớn, giọng nói vỡ, biết ước mơ

→ Đáp án C

Câu 6. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?

A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên

B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thuở nhỏ.

C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng

D. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi

Hướng dẫn:

Phân tích từ ngữ “lớn lên” và “trên lưng trâu”

Lời giải:

Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu: Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên

Đáp án A

Câu 7. Dòng nào nói lên đặc điểm nghệ thuật, ngôn ngữ của những dòng thơ sau?

Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ

Ước mơ được bay cao hơn chim

Và lớn hơn cây cổ thụ

A. Ngôn ngữ thô mộc, thiếu tinh tế

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu âm thanh, hình ảnh.

C. Nghệ thuật so sánh.

D. Cả ý b & c.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ các dòng thơ

Chú ý những hình ảnh, chi tiết nổi bật

Lời giải:

Đặc điểm nghệ thuật, ngôn ngữ của những dòng thơ trên:

+Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu âm thanh, hình ảnh

+Nghệ thuật so sánh: trưởng thành như nứa vỡ, bay cao hơn chim, lớn hơn cây cổ thụ

→ Đáp án D

Câu 8. “Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm riêng như thế nào?

A. Hay hát đồng dao, lời nói rất nhẹ nhàng.

B. Mạnh mẽ vô cùng, cứng hơn sỏi đá.

C. Khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng.

D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ khổ thơ thứ 2

Lời giải:

“Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm: Khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng.

→ Đáp án C

Câu 9. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì đến với độc giả, điều đó có ý nghĩa gì? (Lựa chọn một trong những thông điệp sau và trả lời từ 4-6 dòng)

Bức thông điệp của bài thơ là:

a. Trẻ em sống gần tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi hát hay

b. Trẻ em với tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi và sống rất tự nhiên, tự do

c. Trẻ em sống gần với tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi, trong sáng và giàu mơ ước

d. Trẻ em sống gần với tự nhiên sẽ khỏe mạnh, chăm lao động

Hướng dẫn:

Phân tích nội dung bài thơ và rút ra thông điệp của tác giả

Lời giải:

Có thể tham khảo các ý sau:

– Hãy để trẻ em sống gần với tự nhiên, gắn với lao động sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi, trong sáng và giàu mơ ước

– Trẻ em hãy sống hồn nhiên trong sáng để khỏe khoắn mạnh mẽ và giàu ước mơ

Câu 10. Em thích không gian sống nào sau đây? Nói rõ lý do lựa chọn của mình?

a. Sống ở thành phố, đầy đủ tiện nghi vì sẽ trở thành người hiện đại

b. Sống ở thành phố, đầy đủ tiện nghi vì có đủ dịch vụ, không phải làm gì

c. Sống ở nông thôn để được tự nô đùa, không phải đi học thêm nhiều

d. Sống ở miền núi gắn với thiên nhiên để được tìm hiểu tự nhiên, rèn luyện sức khỏe

Hướng dẫn:

Dựa vào sự lựa chọn của bản thân

Đưa ra lý giải hợp lý

Lời giải:

Xác định lựa chọn và nêu ít nhất 2 lí do

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Cảm nhận của em về hình ảnh những đứa trẻ bản Mây trong bài thơ cùng tên của tác giả Ngô Bá Hòa

Hướng dẫn:

Dựa vào phần phân tích ở trên

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để hoàn thành bài văn

Lời giải:

– Xác định được những đặc điểm nổi bật của Những đứa trẻ bản Mây kèm dẫn chứng

– Thể hiện được cảm xúc, niềm yêu thích của cá nhân đối với một số vẻ đẹp/ đặc điểm nổi bật của hình tượng Những đứa trẻ bản Mây

HS tham khảo gợi ý sau:

*Thân bài cần triển khai thành các đoạn:

– Tóm tắt về những đặc điểm nổi bật của sự việc, nhân vật – đối tượng biểu cảm

– Cảm xúc, suy nghĩ về điểm nổi bật số 1 của đối tượng

+ Gọi tên đặc điểm, biểu hiện cụ thể (lời nói/hành động/cử chỉ/hiểu biết… ý nghĩa)

+ Tác động đến cảm xúc, nhận thức bản thân

– Cảm xúc suy nghĩ về điểm nổi bật số 2 của đối tượng (tương tự ở đặc điểm số 1)