Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Đề thi đề kiểm tra Văn 10 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 1 – Đề số 8 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi học kì 1 – Đề số 8 Đề thi đề kiểm tra Văn 10: PHẦN I: ĐỌC HIỂU Nhân vật chính trong văn bản trên là: A. Eurysthée B. Héraclès C. Augias D

Giải chi tiết Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 8 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là:

A. Eurysthée

B. Héraclès

C. Augias

D. Hélios

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Nhân vật chính trong văn bản trên là Héraclès

→ Đáp án B

Câu 2. Sự việc được kể trong văn bản trên là:

A. Héraclès dọn sạch chuồng bò của Augias

B. Augias lười nhác chẳng trông nom gì đến công việc chăn nuôi bò

C. Augias ăn quỵt không trả công cho Héraclès

D. Héraclès trừng phạt Augias vì thất hứa với chàng.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Sự việc được kể trong văn bản trên là: Héraclès dọn sạch chuồng bò của Augias

→ Đáp án A

Câu 3. Nguyên nhân chính khiến Héraclès có thể thực hiện được nhiệm vụ dọn sạch chuồng bò của Augias là?

A. Vì Héraclès có tinh thần bất khuất, không sợ công việc nặng nề

B. Vì đây là công việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với những thử thách mà chàng đã trải qua

C. Vì chàng có sức mạnh và trí tuệ

D. Vì chàng có niềm tin và ý chí.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Nguyên nhân chính khiến Héraclès có thể thực hiện được nhiệm vụ dọn sạch chuồng bò của Augias vì chàng có sức mạnh và trí tuệ.

→ Đáp án C

Câu 4. Dọn sạch chuồng bò của Augias ngày nay là một điển tích trong văn học thế giới. Theo em, ý nghĩa của điển tích này là gì?

A. Ca ngợi sức mạnh, trí tuệ con người có thể làm nên những điều phi thường

B. Phê phán sự lười biếng, bẩn thỉu của con người

C. Chỉ một tình trạng trì trệ, hỗn độn, cần phải, hoặc đã được thanh toán xóa bỏ để đem lại sự trong sạch, trật tự, ổn định, tiến bộ

D. Ngay cả khi làm một công việc bình thường cũng cần phải suy nghĩ, tính toán để công việc diễn ra hoàn hảo nhất.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản và suy ra ý nghĩa của điển tích

Lời giải:

Ý nghĩa của điển tích: Chỉ một tình trạng trì trệ, hỗn độn, cần phải, hoặc đã được thanh toán xóa bỏ để đem lại sự trong sạch, trật tự, ổn định, tiến bộ

→ Đáp án C

Câu 5. Đặc điểm của thần thoại thể hiện trong văn bản trên là:

A. Kể về chiến công của người anh hùng có sức mạnh, năng lực phi thường

B. Sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo

C. Kể về nguồn gốc của thế giới tự nhiên

D. Sử dụng mô típ nhân vật chính thực hiện nhiệm vụ gian khổ nhưng vẫn vượt qua.

Hướng dẫn:

Nhớ lại kiến thức về thể loại thần thoại

Lời giải:

Văn bản kể về chiến công của người anh hùng có sức mạnh, năng lực phi thường

→ Đáp án A

Câu 6. Những chi tiết nào dưới đây mang đặc điểm thần thoại của văn bản?

A. Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò

B. Đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn.

C. Chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào

D. A và C đúng

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những chi tiết mang đặc điểm thần thoại của văn bản

Lời giải:

Chi tiết mang đặc điểm thần thoại của văn bản:

Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò

Chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào

(là những chi tiết nói về năng lực phi thường của Héraclès)

→ Đáp án D

Câu 7. Em hãy khái quát ngắn gọn nội dung đoạn (1) và đoạn (2).

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn 1 và đoạn 2

Khái quát ngắn gọn nội dung

Lời giải:

Nội dung đoạn 1: Giới thiệu chuồng bò của Augias và nhiệm vụ khó khăn của Héracles

Nội dung đoạn 2: Héracles thực hiện thành công thử thách bằng sức mạnh và trí tuệ của mình

Câu 8. Những chi tiết “phân của súc vật chồng chất, ứ đọng lại tầng tầng lớp lớp trong chuồng, tràn cả ra cánh đồng màu mỡ. Có người bảo, đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. Đất đai vì thế, quá thừa ứ phân bón đến nỗi chẳng sinh sôi cho con người những cánh đồng lúa mì đẫy hạt chắc bông.. Quét dọn sạch chuồng gia súc của Augias là một công việc chẳng ai dám nghĩ đến cả vì nó bẩn quá, phân tràn ra ngập ngụa khắp nơi, sức lực người thường không một ai có thể làm nổi.” nhấn mạnh điều gì trong thử thách của Héraclès?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ chi tiết và phân tích

Lời giải:

Những chi tiết trên nhấn mạnh mức độ khó khăn, bất khả thi trong thử thách của Héracles. Từ đó góp phần tô đậm chiến công vẻ vang của người anh hùng

Câu 9. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Héraclès trong văn bản trên.

Lời giải:

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Héracles:

– Là người có tinh thần bất khuất: Dũng cảm, tự tin đối mặt với thử thách khó khă

– Là người có trí tuệ thông minh: Chàng không dùng sức để dọn mà dùng mưu: Nắn sông cho dòng nước xối rửa chuồng bò,…

– Là người có sức khỏe phi thường: Có thể nắn được hai dòng sông, dời được hai bức tường.

Câu 10. Chi tiết nào trong văn bản khiến em thích thú, vì sao?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Nêu ra chi tiết nổi bật khiến em thích thú

Lời giải:

Gợi ý:

Chi tiết trong văn bản khiến em thích thú:

– Chi tiết: Héracles nắn sông, dời tường

– Lý giải: Chi tiết này gây nên nhiều bất ngờ cho người đọc, bởi thử thách của Héracles vô cùng khó khăn nhưng chàng vẫn nghĩ ra được cách để thực hiện. Không ai có thể tin rằng chàng có thể làm được việc này. Người đọc có lẽ rất mong chờ để thấy được cách xử lí tình huống của Héracles và chi tiết trên đã thỏa mãn người đọc

PHẦN VIẾT

Dàn ý

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: Sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

2. Phân tích

– Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. Ví dụ: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh.

– Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác.

– Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn.

– Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, …)

– Ý nghĩa của giá trị bản thân:

+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

+ Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.

3. và phản đề

– Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.

– Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.

– Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.

– Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức

– Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh.

– Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

– Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.

III. Kết bài

– Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.