Trả lời Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 1 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Dựa vào số câu, số từ trong câu để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
PHẦN ĐỌC
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
C |
D |
C |
A |
B |
C |
B |
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Bảy chữ D. Năm chữ |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào số câu, số từ trong câu để trả lời câu hỏi
Lời giải:
Văn bản trên thuộc thể thơ bảy chữ
→ Đáp án C
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là A. Hành chính B. Sinh hoạt C. Khoa học D. Nghệ thuật |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về phong cách ngôn ngữ
Lời giải:
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
→Đáp án D
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Thuyết minh |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải:
Phương thức biểu dạt chính của văn bản là biểu cảm
→Đáp án C
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây? A. Khát khao, vô vọng. B. Tuyệt vọng. C. Nhớ thương, vô vọng. D. Hoài nghi. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ khổ cuối bài thơ
Phương pháp loại trừ
Lời giải:
Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử đó chính là tuyệt vọng cùng với nỗi nhớ thương trong vô vọng và niềm hoài nghi về tình cảm.
→Đáp án A
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là A. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ. B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. C. Lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ. D. Nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản và suy ra nội dung chính
Lời giải:
Nội dung chính của văn bản trên là bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
→Đáp án B
Câu 6. Từ “kịp” trong hai dòng thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả? A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương. B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương. C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian. D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ hai câu thơ
Phân tích ý nghĩa của từ “kịp”
Lời giải:
Từ “kịp” trong hai dòng thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
→Đáp án C
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho: A. Cảnh bình minh thêm đẹp B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng C. Không gian thêm rực rỡ D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận |
Hướng dẫn:
Phân tích tác dụng của biện pháp điệp và sử dụng các bổ ngữ
Lời giải:
Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho cảm giác tươi mới, chan hòa của ánh nắng được tăng lên gấp bội
→Đáp án B
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây”? |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ bài thơ và phân tích câu thơ
Lời giải:
Câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”có nghĩa là:
Thể hiện nỗi xót xa, sự chia lìa, ngăn cách,… trong lòng nhà thơ. Hàn Mặc Tử cảm nhận thiên nhiên qua tâm trạng của chính ông.
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ và phân tích tình cảm của nhà thơ qua khổ thơ đầu
Lời giải:
Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu:
+ Nhà thơ đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với mảnh đất và người xứ Huế.
+ Nhà thơ đã gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất và người xứ Huế.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. |
Hướng dẫn:
Dựa vào phân tích ở trên và nêu ấn tượng của bản thân
Lời giải:
– Một vài gợi ý về câu trả lời:
+Ấn tượng về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ.
+Ấn tượng sâu sắc về mỗi khổ thơ.
PHẦN VIẾT
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận: Tâm hồn của nhân vật Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
Bước 2: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Gợi ý:
Tâm hồn nhân vật Từ Thức: Giàu lòng nhân ái; lãng mạn, bay bổng; say mê vẻ đẹp thiên nhiên; ham thích tiêu dao, du ngoạn.
– Đánh giá chung
+ Nhân vật Từ Thức điển hình cho lối sống không màng danh lợi, “lánh đục về trong” của tầng lớp Nho sĩ thời phong kiến.
+ Hành động từ quan của Từ Thức đặt ra nhiều lối ứng xử trước thời cuộc, nhiều luồng ý kiến trái chiều trong cả xã hội xưa và nay.