Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Đề thi đề kiểm tra Văn 10 - Cánh diều Đề thi giữa kì 2 – Đề số 4 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi giữa kì 2 – Đề số 4 Đề thi đề kiểm tra Văn 10: Phần I. ĐỌC HIỂU Dòng nào sau đây nói lên mục đích của đoạn mở đầu văn bản? A

Giải Đáp án Đề thi giữa kì 2 – Đề số 4 – Đề thi đề kiểm tra Văn 10 Cánh diều. Hướng dẫn: Đọc kĩ đoạn mở đầu văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Dòng nào sau đây nói lên mục đích của đoạn mở đầu văn bản?

A. Cuộc đời khốn khó đầy biến động của bà lão lòa

B. Lý do vợ chồng đứa cháu họ nuôi bà

C. Bà lão lòa cũng từng là người giàu có

D. Cả A và B

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn mở đầu văn bản

Phương pháp loại trừ

Lời giải:

Mục đích của đoạn mở đầu văn bản:

+Kể về cuộc đời khốn khó đầy biến động của bà lão lòa

+Nêu lý do vợ chồng đứa cháu họ nuôi bà

→ Đáp án D

Câu 2: Bà lão lòa phản ứng thế nào trước lời lẽ cay nghiệt của người cháu dâu?

A. Im lặng và làm theo

B. Tủi cực, khóc, nhớ ngày xưa và làm theo

C. Tủi cực, khóc

D. Làm theo, không dám phản ứng gì

Hướng dẫn:

Đọc kĩ tác phẩm và chú ý đoạn đối thoại giữa người cháu dâu và bà lão lòa

Chú ý chi tiết thể hiện phản ứng của bà lão lòa

Lời giải:

Trước lời lẽ cay nghiệt của người cháu dâu, bà lão lòa cảm thấy tủi cực, điều duy nhất bà có thể làm là khóc và làm theo. Kí ức ngày xưa có lẽ là chỗ dựa tinh thần duy nhất giúp bà quên đi hiện thực tàn khốc dù chỉ trong tưởng tượng

Đáp án B

Câu 3: Đoạn: Không, không! Không thể thế được…! Bà lão ấy chỉ là một bà cô… mà lại là cô họ một người chồng, có lẽ nào lại báo hại mãi nhau…? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào? Diễn tả nỗi niềm gì của người cháu dâu?

A. Độc thoại nội tâm, thể hiện ý định quyết bỏ mặc bà lão

B. Đối thoại, thể hiện niềm xót thương bà cô họ

C. Độc thoại nội tâm, diễn tả sự giằng xé: có nên bỏ mặc bà lão không?

D. Độc thoại nội tâm, khẳng dịnh không thể bỏ mặc bà lão được

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý những dấu hiệu về biện pháp nghệ thuật

Phân tích nỗi niềm của người cháu dâu

Lời giải:

Trong đoạn văn, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm, thể hiện ý định quyết bỏ mặc bà lão của người cháu dâu độc ác, cay nghiệt

→ Đáp án A

Câu 4: “Kìa thày! Thế bà ở ngoài đầu đê?” thể hiện điều gì ở cậu bé này?

A. Nhắc thầy nó nhớ chuyện ban nãy (bố bảo đi dắt bà về)

B. Lo lắng cho người bà lòa dưới trời mưa

C. Nói lấp lửng để mẹ nó khỏi nghe thấy

D. Tất cả các ý trên

Hướng dẫn:

Đọc kĩ tác phẩm

Chú ý những lời nói, hành động của đứa con

Lời giải:

Câu nói thể hiện cậu bé là người có tấm lòng yêu thương, lo lắng thật lòng cho người bà lòa của mình dưới mưa. Có lẽ trong gia đình ấy, chỉ còn có cậu là chưa bị cái nghèo, cái đói tha hóa dẫn đến mất hết tình thương người.

→ Đáp án A

Câu 5: Câu: Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc người vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm nhằm mục đích gì?

A. Lý giải sự cay nghiệt của vợ chồng người cháu đối với bà lão lòa

B. Triết lý về cuộc đời đen bạc

C. Bênh vực vợ chồng người cháu họ

D. Đưa ra lời cảnh báo: nghèo khổ, túng quẫn sẽ bào mòn nhân cách con người

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn

Phân tích mục đích của câu nói

Lời giải:

Câu: Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc người vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm được nói ra nhằm mục đích: Đưa ra lời cảnh báo: nghèo khổ, túng quẫn sẽ bào mòn nhân cách con người

→ Đáp án D

Câu 6: Dòng nào nói ĐÚNG về ngôi kể của tác phẩm?

A. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, chứng kiến những sự việc sảy ra

B. Người kể chuyện toàn tri, quan sát bằng toàn năng, biết hết mọi sự việc

C. Phối hợp 2 điểm nhìn trần thuật vừa biết hết mọi sự việc, vừa diễn tả được cảm xúc nhân vật

D. Dùng 2 ngôi kể luân phiên để kể chuyện bà lão lòa và gia đình người cháu

Hướng dẫn:

Đọc kĩ tác phẩm

Chú ý những dấu hiệu nhận biết ngôi kể

Lời giải:

Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ 3 (người kể chuyện toàn tri): quan sát bằng toàn năng, biết hết sự việc

→ Đáp án B

Câu 7: Dòng nào chứng tỏ người kể chuyện toàn tri trong văn bản là người quan sát toàn năng, biết hết mọi việc?

A. Nó chưa nói hết câu, bố nó đã như bị một luồng điện giật nẩy người ra, mắt tròn xoe, mãi mới nói được

B. Nghĩ đến cái chết của bà lão lòa ở đầu đê – tình cháu đối với cô – bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáy

C. Bữa ấy bác gái tuy kêu đau bụng mà cũng cố ăn được đến bốn năm lưng

D. Cả A và B

Hướng dẫn:

Nhớ lại kiến thức về người kể chuyện toàn tri (ngôi kể thứ 3)

Phương pháp loại trừ

Lời giải:

:

Dòng chứng tỏ người kể chuyện toàn tri trong văn bản là người quan sát toàn năng, biết hết mọi việc là:

– Nó chưa nói hết câu, bố nó đã như bị một luồng điện giật nẩy người ra, mắt tròn xoe, mãi mới nói được

– Nghĩ đến cái chết của bà lão lòa ở đầu đê – tình cháu đối với cô – bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáy

→ Đáp án D

Câu 8: Dòng nào nói lên cảm hứng bao trùm toàn tác phẩm?

A. Phê phán người cháu dâu tệ bạc

B. Xót thương cho bao kiếp người cơ cực

C. Ngợi ca tấm lòng cậu bé (con trai người cháu)

D. Lên án người con trai của bà lão lòa

Hướng dẫn:

Đọc kĩ tác phẩm

Rút ra kết luận về cảm hứng bao trùm

Lời giải:

Cảm hứng bao trùm toàn tác phẩm: Xót thương cho bao kiếp người cơ cực mà cụ thể ở đây là số phận của bà lão lòa

→ Đáp án B

Câu 9: Suy nghĩ của em về bà lão lòa trong truyện ngắn trên và cho biết mục đích của nhà văn khi để bà nhớ lại những hành động giúp đỡ người nghèo của bà (trả lời bằng đoạn văn ngắn từ 5- 7 dòng)

Hướng dẫn:

Đọc kĩ tác phẩm, chú ý những chi tiết xoay quanh nhân vật bà lão lòa

Phân tích mục đích của nhà văn

Lời giải:

– Học sinh tự trả lời theo nhận thức và cảm xúc của cá nhân

– Gợi ý tham khảo:

+ Về bà lão: Bà lão lòa là người bất hạnh, vì đứa con trai hư hỏng mà đời bà khốn khổ; bà tự trọng, thấm nỗi nhục ăn nhờ ở đậu, nhẫn nhịn và chịu sự cay nghiệt của gia đình người cháu, cuối cùng phải nhận cái chết trong đói rét,…

→ kiếp người thật thảm thương, nhiều biến động, con người không thể lường hết được

+ Mục đích của nhà văn khi để bà nhớ lại hành động giúp đỡ người nghèo: thể hiện nỗi thống khổ của con người trước biến động của cuộc đời, ngầm lên án sự thờ ơ vô cảm của người đời trước tình cảnh cơ cực của bà lão già nua, mù lòa,…

Câu 10: Em hãy viết tiếp câu chuyện về 3 nhân vật trong gia đình người cháu họ sau khi người chồng rú lên một tiếng, trợn mắt rít răng mà ngã phục xuống ngoài cánh đồng (khoảng 5-10 câu)

Hướng dẫn:

Dựa vào trí tưởng tượng và sắp xếp sự kiện câu chuyện của bản thân

Lời giải:

Học sinh tự làm (gợi ý: phát triển sự việc phù hợp với tính cách nhân vật hoặc có sự chuyển biến tính cách… Cần hướng về tính nhân văn)

PHẦN II. VIẾT

Câu 1:

a. Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt ở 2 bức ảnh trên và đề xuất một chủ đề liên quan tới hai bức ảnh

Hướng dẫn:

Quan sát kĩ 2 bức ảnh

Rút ra nét tương đồng và khác biệt ở 2 bức ảnh

Đề xuất một chủ đề liên quan tới hai bức ảnh

Lời giải:

– Nét tương đồng và khác biệt

+Ảnh 1: Cảnh đối lập giữa 2 đứa trẻ: giàu và đói nghèo

+ Ảnh 2: Bé trai chết bên bờ biển

+Tương đồng: cùng đề cập đến nỗi khốn khổ bất hạnh của những đứa trẻ

– Đề xuất chủ đề: Học sinh tự làm ( ngôn từ ngắn gọn, hướng vào bản chất của vấn đề)

b. Bức ảnh nào gây nên cảm xúc mãnh liệt ở em? Yếu tố nào gợi lên cảm xúc đó?

Hướng dẫn:

– Chọn một bức ảnh mà bản thân cảm thấy có cảm xúc mãnh liệt

– Đưa ra yếu tố gợi lên cảm xúc đó

Lời giải:

– Học sinh tự lựa chọn

– Nêu yếu tố gợi cảm xúc cần logic với bức ảnh đã lựa chọn và phù hợp với văn hóa dân tộc, tính nhân, nhân loại.

Câu 2: Viết bài văn

Hướng dẫn:

Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu

Lời giải:

Đề 1:

– Về nguồn gốc bức ảnh số 2: Cậu bé 3 tuổi người Syria bị chết đuối vào ngày 2/9/2015 ở Địa Trung Hải. Hình ảnh em nằm chết đã lên trang đầu của báo chí toàn cầu. Em cùng gia đình là những người tị nạn Syria đã vượt biên đến Châu Âu giữa cuộc khủng hoảng tị nạn Châu Âu.

– Xác định luận đề: Di dân đến Châu Âu

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0.25

– Giới thiệu nguồn gốc bức ảnh

– Đánh giá khái quát của người viết

Thân bài

2.00

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

– Làm rõ cách hiểu, hiện trạng của di dân (có dẫn chứng)

– Phân tích nguyên nhân, tác hại, hệ lụy của việc di dân

+Vì sao người dân lại chọn cách nhập cư trái phép/di dân?

+Gây ra những cái chết trên hành trình di dân

+Giải quyết vấn đề về người tị nạn

+ Gây ra các vấn đề về an ninh cho nước sở tại

– Quan điểm người viết trong đề xuất giải pháp nhân đạo

+Về phía những người di dân

+Hành động nhân đạo của nước sở tại có người di dân tới (lập luận + dẫn chứng xác thực; dùng yếu tố biểu cảm)

Kết bài

0.25

– Vai trò của tổ chức, hành động nhân đạo với người di dân

– Nhận thức, hành động của bản thân

Yêu cầu khác

0.25

– Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

– Diễn đạt rõ ý; lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc…

Đề 2:

Truyện ngắn Bà lão lòa tái hiện cho ta ngay từ đầu thời khắc tăm tối, ê chề trong phận sống nhờ của nhân vật cùng tên – là người cô họ của bác đánh giậm. Lần hồi sau đó, tác giả đưa ta trở về với quá khứ khi bà lão còn giàu có, bà đã “giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà” thế nhưng “đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả”. Tác giả cũng cho ta biết rằng ngày trước bác đánh giậm “đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà” nên bây giờ “đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt” nuôi bà trong lúc hoạn nạn với nỗi niềm biết bao “xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác”. Quay ngược thời gian như vậy, nhà văn đã cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời bà lão lòa; đồng thời ông cũng nhấn mạnh thái độ lên án, phê phán đối với cuộc đời này. Một quá khứ tử tế, ăn ở phúc đức nhưng đổi lại chỉ là một hiện thực cay đắng : con trai ăn chơi, phá của đến nỗi “bán ruộng, cầm nhà” khiến bà thành tật nguyền, nghèo khổ và đứa cháu họ vô ơn bạc nghĩa đối xử với ân nhân của mình không ra gì. Hiện tại bà cụ chẳng gặp lành dù ngày trước đã ăn ở rất hiền lành, hiện tại người ta vong ân dù quá khứ vốn chịu nhiều ơn cứu giúp của bà – những đối nghịch thời gian đi kèm với nghịch lí cuộc đời khiến câu chuyện cứ ám ảnh chúng ta mãi.

Trong diễn tiến cuộc đời cơ cực của bà lão tội nghiệp chịu cảnh tật nguyền sống nhờ nhục nhã bỗng xuất hiện ba câu chuyện nhỏ về những hành động nhân đức của một người phụ nữ : thấy người ăn mày lụ khụ đến xin ăn bị mấy con chó “nhảy xổ ra cắn xa xả”, bà đã “quát thằng nhỏ ra mắng chó, dắt ông ăn mày vào thết một lưng cơm”; trước gia cảnh bác nhiêu B. vợ chết, nhà bị hỏa hoạn, đàn con nheo nhóc, đói kém, bà đã “cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc” đem cho; và cuối cùng trước cảnh đau xót của một người phụ nữ phải bán con để mong cứu chồng bệnh liệt giường liệt chiếu đã hơn nửa tháng, bà cũng đã cho năm đồng về lo thuốc men cho chồng mà không phải bán con. Đến cuối cùng Vũ Trọng Phụng mới cho ta biết hóa ra đó chính là bà lão lòa tội nghiệp bây giờ. Ba câu chuyện nhỏ về sự phúc đức để góp phần làm rõ một nghịch lí : bà đã từng rất tử tế với người không ruột thịt thân thích, bà đã từng động lòng trắc ẩn trước bao số phận vật vờ tận đáy cuộc đời; song giờ đây, người thân thích ruột rà không mảy may động lòng xót xa cho thân già tật nguyền cô độc của bà, nhẫn tâm tàn tệ với bà hơn cả với người dưng nước lã, đay nghiến chà đạp lên thân phận sống nhờ đầy nghịch cảnh bà đang phải chịu. Trần thuật với kết cấu “truyện lồng trong truyện”, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và thực tại, giữa thiện tâm và ác tâm, giữa vị tha và ích kỉ để phê phán sự bội bạc, bất nhân của người đời và tố cáo cái nghèo làm nhân cách con người dần thảm hại như nó.