Trả lời Câu 3 Phần I. Từ tác phẩm văn học đến kịch bản sân khấu – Chân trời sáng tạo – Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Đọc kỹ văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu một số ví dụ về đối thoại và độc thoại của nhân vật Hồn Trương Ba được sử dụng trong kịch bản. Dựa vào đâu để bạn nhận biết đó là đối thoại hay độc thoại?
Hướng dẫn:
– Đọc kỹ văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
– Nêu ra một số ví dụ về đối thoại và đọc thoại của nhân vật Hồn Trương Ba.
Phân biệt đối thoại, đọc thoại trong kịch bản đó.
Lời giải:
* Ví dụ độc thoại: Độc thoại là giao tiếp một chiều, lời thoại của nhân vật, chỉ tập trung vào cá nhân đang nói, không có sự luân phiên lời thoại với nhân vật khác. Nói cách khác, độc thoại là lời của nhân vật đang nói với chính mình, nói cho mình nghe.
– Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu, rồi đứng vụt dậy): – Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi…
* Ví dụ đối thoại: Đối thoại là giao tiếp hai chiều, đề cập đến một cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật, có sự luân phiên lời thoại giữa các nhân vật.
– Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc.
– Xác hàng thịt: Có thật thế không?…