Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Chuyên đề học tập Văn 10 - Cánh diều Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Câu...

Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Câu thực hành 2 trang 58: Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa

Đáp án 2. Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Câu thực hành 2 trang 58 – Phần I. Phương pháp đọc một tập thơ – tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Tham khảo: Chọn và đọc một một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn.

Hướng dẫn:

– Chọn và đọc một một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết

– Chú ý vận dụng cách đọc hiểu và ghi chép một số thông tin cơ bản như:

+ Đề tài, chủ đề ,tư tưởng

+ Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.

+ Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh,câu chữ, đoạn văn ,…mà em thấy ấn tượng

Lời giải:

Truyện “Đồng hào có ma” trong tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

– Đề tài, chủ đề:

+ Đề tài: Sự thối nát của xã hội phong kiến.

+ Chủ đề: Sự bỉ ổi, táng tận lương tâm, vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội phong kiến.

– Bối cảnh: Sân công đường, buồng quan.

– Cốt truyện: “Con mẹ Nuôi” đi trình việc mất trộm lên quan. Trước khi lên quan, bà ta chạy vạy vay mượn một đồng hai hào. Ở cổng quan, bà ta phải hối lộ cho cậu lính lệ hai hào để nhờ anh này vào bẩm quan. Trước mặt quan, bà ta lúng túng đánh rơi tiền, năm đồng hào rơi xuống đất, vương vãi khắp nơi. Bà ta tìm mãi mới được bốn đồng hào, còn đồng thứ năm tìm mãi không thấy. Người đàn bà tưởng đồng hào có ma, tự dưng biến mất. Không đủ tiền hối lộ quan, bà lủi thủi ra về. Huyện Hinh chờ người đi khuất đưa mắt xuống chân dịch chiếc giày ra một tí, thò tay nhặt đồng hào, thổi những hạt cát còn bám và bỏ tọt vào túi.

– Nhân vật: Ông huyện Hinh, “tôi”, con mẹ Nuôi, cậu lính lệ.

– Ngôi kể, điểm nhìn:Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

– Chi tiết, câu chữ,….ấn tượng:

“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này bao nhiều những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả.Thì đấy, các ngài hãy cứ nhìn ông huyện Hình, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng, tôi không nói đùa”.

“Rồi nó lùi lũi bước ra cửa. Rồi nó đi về … Ông huyện Hình cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi đã khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”.