Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SGK Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 18 Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng...

Bài 4 trang 18 Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Giải các phương trình sau: a) √x^2 – 7x = √- 9x^2 – 8x + 3

Bước 1: Bình phương hai vế để làm mất dấu căn, chuyển vế và rút gọn Bước 2. Trả lời Giải bài 4 trang 18 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối Chương 7. Giải các phương trình sau…

Đề bài/câu hỏi:

Giải các phương trình sau:

a) \(\sqrt {{x^2} – 7x} = \sqrt { – 9{x^2} – 8x + 3} \)

b) \(\sqrt {{x^2} + x + 8} – \sqrt {{x^2} + 4x + 1} = 0\)

c) \(\sqrt {4{x^2} + x – 1} = x + 1\)

d) \(\sqrt {2{x^2} – 10x – 29} = \sqrt {x – 8} \)

Hướng dẫn:

Bước 1: Bình phương hai vế để làm mất dấu căn, chuyển vế và rút gọn

Bước 2: Giải phương trình bậc hai vừa nhân được

Bước 3: Thử lại nghiệm vừa tìm được và kết luận

Lời giải:

a) \(\sqrt {{x^2} – 7x} = \sqrt { – 9{x^2} – 8x + 3} \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {x^2} – 7x = – 9{x^2} – 8x + 3\\ \Rightarrow 10{x^2} + x – 3 = 0\end{array}\)

\( \Rightarrow x = – \frac{3}{5}\) và \(x = \frac{1}{2}\)

Thay hai nghiệm vừa tìm được vào phương trình \(\sqrt {{x^2} – 7x} = \sqrt { – 9{x^2} – 8x + 3} \) thì ta thấy chỉ có nghiệm \(x = – \frac{3}{5}\) thỏa mãn phương trình

Vậy nghiệm của phương trình là \(x = – \frac{3}{5}\)

b) \(\sqrt {{x^2} + x + 8} – \sqrt {{x^2} + 4x + 1} = 0\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \sqrt {{x^2} + x + 8} = \sqrt {{x^2} + 4x + 1} \\ \Rightarrow {x^2} + x + 8 = {x^2} + 4x + 1\\ \Rightarrow 3x = 7\\ \Rightarrow x = \frac{7}{3}\end{array}\)

Thay \(x = \frac{7}{3}\) vào phương trình \(\sqrt {{x^2} + x + 8} – \sqrt {{x^2} + 4x + 1} = 0\) ta thấy thỏa mãn phương trình

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là \(x = \frac{7}{3}\)

c) \(\sqrt {4{x^2} + x – 1} = x + 1\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow 4{x^2} + x – 1 = {\left( {x + 1} \right)^2}\\ \Rightarrow 4{x^2} + x – 1 = {x^2} + 2x + 1\\ \Rightarrow 3{x^2} – x – 2 = 0\end{array}\)

\( \Rightarrow x = – \frac{2}{3}\) và \(x = 1\)

Thay hai nghiệm trên vào phương trình \(\sqrt {4{x^2} + x – 1} = x + 1\) ta thấy cả hai nghiệm đều thỏa mãn

Vậy nghiệm của phương trình trên là \(x = – \frac{2}{3}\) và \(x = 1\)

d) \(\sqrt {2{x^2} – 10x – 29} = \sqrt {x – 8} \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow 2{x^2} – 10x – 29 = x – 8\\ \Rightarrow 2{x^2} – 11x – 21 = 0\end{array}\)

\( \Rightarrow x = – \frac{3}{2}\) và \(x = 7\)

Thay hai nghiệm \(x = – \frac{3}{2}\) và \(x = 7\) vào phương trình \(\sqrt {2{x^2} – 10x – 29} = \sqrt {x – 8} \) ta thấy cả hai đều không thảo mãn phương trình

Vậy phương trình \(\sqrt {2{x^2} – 10x – 29} = \sqrt {x – 8} \) vô nghiệm