\(A \subset B\) nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của B. \(A = B\) nếu \(A \subset B\. Trả lời Giải bài 3 trang 21 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 2. Tập hợp. Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập còn lại?…
Đề bài/câu hỏi:
Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập còn lại? Chúng có bằng nhau không?
a) \(A = \{ x \in \mathbb{N}|\;x < 2\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{R}|\;{x^2} – x = 0\} \)
b) C là tập hợp các hình thoi và D là tập hợp các hình vuông
c) \(E = ( – 1;1]\) và \(F = ( – \infty ;2]\)
Hướng dẫn:
\(A \subset B\) nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của B.
\(A = B\) nếu \(A \subset B\) và \(B \subset A\)
Lời giải:
a) \(A = \{ x \in \mathbb{N}|\;x < 2\} = \{ 0;1\} \) và \(B = \{ x \in \mathbb{R}|\;{x^2} – x = 0\} = \{ 0;1\} \)
Vậy A = B, A là tập con của tập B và ngược lại.
b) D là tập hợp con của C vì: Mỗi hình vuông đều là một hình thoi đặc biệt: hình thoi có một góc vuông.
\(C \ne D\) vì có nhiều hình thoi không là hình vuông, chẳng hạn:
c) \(E = ( – 1;1] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\; – 1 < x \le 1} \right\}\) và \(F = ( – \infty ;2] = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\;x \le 2} \right\}\)
E là tập con của F vì \( – 1 < x \le 1 \Rightarrow x \le 2\) .
\(E \ne F\) vì \( – 3 \in F\)nhưng \( – 3 \notin E\)