Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SGK Toán 10 - Cánh diều Bài 8 trang 98 Toán 10 tập 1 – Cánh diều: Cho...

Bài 8 trang 98 Toán 10 tập 1 – Cánh diều: Cho tam giác ABC có AB = 2, AC = 3, ∠ BAC = 60^o. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC

+) Tính \(\overrightarrow {AB} . \overrightarrow {AC} \) bằng công thức \(\overrightarrow {AB} . \overrightarrow {AC} = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 8 trang 98 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều – Bài 6. Tích vô hướng của hai vecto. Cho tam giác ABC có AB = 2,AC = 3,BAC = 60 Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng…

Đề bài/câu hỏi:

Cho tam giác ABC có \(AB = 2,AC = 3,\widehat {BAC} = {60^o}.\) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Điểm D thỏa mãn \(\overrightarrow {AD} = \frac{7}{{12}}\overrightarrow {AC} .\)

a) Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \)

b) Biểu diễn \(\overrightarrow {AM} ,\overrightarrow {BD} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \)

c) Chứng minh \(AM \bot BD\).

Hướng dẫn:

+) Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \) bằng công thức \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|.\left| {\overrightarrow {AC} } \right|.\cos (\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ) = AB.AC.\cos \widehat {BAC}\)

+) M là trung điểm BC \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AM} \) với điểm A bất kì.

+) \(AM \bot BD \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} .\overrightarrow {BD} = 0\)

Lời giải:

a) \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = 2.3.\cos \widehat {BAC} = 6.\cos {60^o} = 3\)

b)

Ta có: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AM} \)(do M là trung điểm của BC)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} \)

+) \(\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AD} – \overrightarrow {AB} = \frac{7}{{12}}\overrightarrow {AC} – \overrightarrow {AB} \)

c) Ta có:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {BD} = \left( {\frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} } \right)\left( {\frac{7}{{12}}\overrightarrow {AC} – \overrightarrow {AB} } \right)\\ = \frac{7}{{24}}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} – \frac{1}{2}{\overrightarrow {AB} ^2} + \frac{7}{{24}}{\overrightarrow {AC} ^2} – \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AB} \\ = – \frac{1}{2}A{B^2} + \frac{7}{{24}}A{C^2} – \frac{5}{{24}}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \\ = – \frac{1}{2}{.2^2} + \frac{7}{{24}}{.3^2} – \frac{5}{{24}}.3\\ = 0\end{array}\)

\( \Rightarrow AM \bot BD\)