Quan sát tính chất chung của mỗi tập hợp. Phân tích và giải Giải bài 3 trang 45 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều – Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản. Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp….
Đề bài/câu hỏi:
Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Phát biểu mỗi biến cố sau dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{A = \left\{ {\left( {6;1} \right);\left( {6;2} \right);\left( {6;3} \right);\left( {6;4} \right);\left( {6;5} \right);\left( {6;6} \right)} \right\};}\\{B = \left\{ {\left( {1;6} \right);\left( {2;5} \right);\left( {3;4} \right);\left( {4;3} \right);\left( {5;2} \right);\left( {6;1} \right)} \right\};}\\{C = \left\{ {\left( {1;1} \right);\left( {2;2} \right);\left( {3;3} \right);\left( {4;4} \right);\left( {5;5} \right);\left( {6;6} \right)} \right\}.}\end{array}\)
Hướng dẫn:
Quan sát tính chất chung của mỗi tập hợp
Lời giải:
a) A là biến cố “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp sao cho lần đầu tiên xúc xắc luôn luôn xuát hiện mặt lục”
b) B là biến cố “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp sao cho tổng số chấm xuất hiện là 7”
c) C là biến cố “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp sao cho số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là giống nhau”