Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SGK Toán 10 - Cánh diều Bài 1 trang 45 Toán 10 tập 2 – Cánh diều: Tung...

Bài 1 trang 45 Toán 10 tập 2 – Cánh diều: Tung một đồng xu hai lần liên tiếp. Tính xác suất của biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”

+) Bước 1: Tính số phần tử của không gian mẫu “\(n\left( \Omega \right)\. Lời giải Giải bài 1 trang 45 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều – Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản. Tung một đồng xu hai lần liên tiếp….

Đề bài/câu hỏi:

Tung một đồng xu hai lần liên tiếp. Tính xác suất của biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”.

Hướng dẫn:

+) Bước 1: Tính số phần tử của không gian mẫu “\(n\left( \Omega \right)\)” và số phần tử của kết quả có lợi cho biến cố “\(n\left( A \right)\)”

+) Bước 2: Xác suất của biến cố là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)

Lời giải:

+) Không gian mẫu trong trò chơi trên là tập hợp \(\Omega = {\rm{ }}\left\{ {SS;{\rm{ }}SN;{\rm{ }}NS;{\rm{ }}NN} \right\}\). Vậy \(n\left( \Omega \right) = 4\)

+) Gọi A là biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: \(SN;{\rm{ }}NS\)tức là \(A = \left\{ {SN;NS} \right\}\).Vậy \(n\left( A \right) = 2\)

+) Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2}\)