Mệnh đề toán học là một phát biểu, một khẳng định (có thể đúng hoặc sai) về một sự kiện trong toán học. Vận dụng kiến thức giải Giải bài 1 trang 19 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều – Bài tập cuối Chương 1. Phát biểu nào sau đây là một mệnh đề toán học?…
Đề bài/câu hỏi:
Phát biểu nào sau đây không là một mệnh đề toán học?
a) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
b) Nếu \(\widehat {AMB} = {90^o}\) thì M nằm trên đường tròn đường kính AB.
c) Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nuốc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
d) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
Hướng dẫn:
Mệnh đề toán học là một phát biểu, một khẳng định (có thể đúng hoặc sai) về một sự kiện trong toán học.
Lời giải:
a) Phát biểu “Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3” là một mệnh đề toán học (mệnh đề đúng).
b) Phát biểu “Nếu \(\widehat {AMB} = {90^o}\) thì M nằm trên đường tròn đường kính AB” là một mệnh đề toán học (mệnh đề đúng).
c) Phát biểu “Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nuốc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không là một mệnh đề toán học (vì không liên quan đến sự kiện nào trong toán học).
d) Phát biểu “Mọi số nguyên tố đều là số lẻ” là một mệnh đề toán học (mệnh đề sai).
=> Chỉ có phát biểu c) không là một mệnh đề toán học.