Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức Giải đề 5 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Toán...

Giải đề 5 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Toán 10 kết nối tri thức Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 10: I. Trắc nghiệm (7 điểm) B C 3. C 4. C 5. B 6. D 7. B 8. D 9. A 10. D 11

Trả lời Giải đề 5 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Toán 10 kết nối tri thức – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

1. B

2. C

3. C

4. C

5. B

6. D

7. B

8. D

9. A

10. D

11. D

12. C

13. D

14. C

15. D

16. C

17. B

18. D

19. D

20. A

21. A

22. C

23. D

24. C

25. C

26. A

27. D

28. A

29.A

30. C

31. B

32. A

33. D

34. C

35. A

Câu 1 (NB):

Hướng dẫn:

Mệnh đề là câu khẳng định, có tính đúng hoặc sai.

Cách giải:

(1) và (4) là mệnh đề.

Chọn B.

Câu 2 (TH):

Hướng dẫn:

Phủ định của mệnh đề “\(\forall x \in K,\,\,P\left( x \right)\)” là mệnh đề “\(\exists x \in K,\,\,\overline {P\left( x \right)} \)”.

Cách giải:

Mệnh đề phủ định của mệnh đề P(x): “\(\forall x \in \mathbb{R}\), \({x^2} + x + 1 > 0\)” là “\(\exists x \in \mathbb{R}\), \({x^2} + x + 1 \le 0\)”.

Chọn C.

Câu 3 (TH):

Hướng dẫn:

Giải nghĩa và giải tập hợp.

Cách giải:

Ta có \(\frac{{{x^2} + 2}}{x} = x + \frac{2}{x} \in \mathbb{Z}\) với \(x \in \mathbb{Z} \Leftrightarrow \frac{2}{x} \in \mathbb{Z} \Leftrightarrow 2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \vdots {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \Leftrightarrow x \in U\left( 2 \right) \Leftrightarrow x \in \left\{ { – 2; – 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 2} \right\}.\)

Vậy \(A = \left\{ { – 2; – 1;1;2} \right\}.\)

Chọn C.

Câu 4 (TH):

Hướng dẫn:

Tập hợp rỗng không chứa phần tử nào.

Cách giải:

+) Xét đáp án A: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x \in \mathbb{R}}\\{\left| x \right| < 1}\end{array}} \right. \Rightarrow {\rm{\;}} – 1 < x < 1\) \( \Rightarrow A = \left( { – 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1} \right) \ne \emptyset \)

\( \Rightarrow \) Loại đáp án A.

+) Xét đáp án B: \(6{x^2} – 7x + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1}\\{x = \frac{1}{6}}\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow A = \left\{ 1 \right\} \ne \emptyset \)

\( \Rightarrow \) Loại đáp án B.

+) Xét đáp án C: \({x^2} – 4x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2 + \sqrt 2 }\\{x = 2 – \sqrt 2 }\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow A = \emptyset \)

Chọn C.

Câu 5 (VD):

Hướng dẫn:

Thực hiện các phép toán trên tập hợp. Sử dụng trục số.

Cách giải:

+) \(A \cap B = \left( { – 3;2} \right]\)

=> A đúng.

+) \(A\backslash B = \left( { – \infty ; – 3} \right]\)

=> B sai.

+) \(A \cup B = \left( { – \infty ;5} \right]\)

=> C đúng.

+) \(B\backslash A = \left( {2;5} \right]\).

=> D đúng.

Chọn B.

Câu 6 (TH):

Hướng dẫn:

Cho tập hợp B có n phần tử. Số tập hợp con của B là \({2^n}\)

Cách giải:

Tập hợp \(B = \left\{ {x;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 5} \right\}\) có 5 phần tử.

Số tập hợp con của tập B là: \({2^5} = 32\)

Chọn D.

Câu 7 (NB):

Hướng dẫn:

Kí hiệu \(\exists \) đọc là “tồn tại”.

Cách giải:

Mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{R},\,\,{x^2} = 2\)” khẳng định rằng: “Có ít nhất một số thực mà bình phương của nó bằng 2”.

Chọn B.

Câu 8 (TH):

Hướng dẫn:

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là \(ax + by + c 0\), \(ax + by + c \le 0\), \(ax + by + c \ge 0\), trong đó a, b, c là các số cho trước sao cho \({a^2} + {b^2} \ne 0\).

Cách giải:

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn là \(x + y \ge 0\).

Chọn D.

Câu 9 (TH):

Hướng dẫn:

Thay tọa độ các điểm ở các đáp án vào bất phương trình.

Cách giải:

Thay tọa độ điểm A(1;-1) ta có: \(\left( {1 + \sqrt 3 } \right) + \left( {1 – \sqrt 3 } \right) = 2 \ge 2\) (Đúng).

Vậy điểm A thuộc miền nghiệm của bất phương trình.

Chọn A.

Câu 10 (NB):

Hướng dẫn:

Sử dụng định lí cosin trong tam giác: \({a^2} = {b^2} + {c^2} – 2bc.\cos A.\)

Cách giải:

\(E{F^2} = E{G^2} + F{G^2} – 2EG.FG.\cos G\) là mệnh đề đúng.

Chọn D.

Câu 11 (TH):

Hướng dẫn:

Áp dụng định lí Sin trong tam giác ABC: \(\frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}} \Rightarrow \frac{{\sin B}}{{\sin C}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).

Cách giải:

Áp dụng định lí Sin trong tam giác ABC ta có: \(\frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}} \Rightarrow \frac{{\sin B}}{{\sin C}} = \frac{{AC}}{{AB}}\).

Theo giả thiết \(\frac{{\sin B}}{{\sin C}} = \sqrt 3 \Rightarrow \frac{{AC}}{{AB}} = \sqrt 3 \Rightarrow AC = \sqrt 3 AB.\)

Vậy \(AC = \sqrt 3 .2\sqrt 2 = 2\sqrt 6 .\)

Chọn D.

Câu 12 (VD):

Hướng dẫn:

Tính sinA.

Tính diện tích tam giác ABC: \(S = \frac{1}{2}bc.\sin A.\)

Sử dụng định lí cosin trong tam giác tính a: \({a^2} = {b^2} + {c^2} – 2bc.\cos A.\)

Sử dụng công thức tính diện tích tam giác: \(S = \frac{1}{2}a{h_a}\), từ đó tính \({h_a}\).

Cách giải:

Ta có:

\(\begin{array}{l}{\sin ^2}A + {\cos ^2}A = 1\\ \Leftrightarrow {\sin ^2}A + {\left( {\frac{3}{5}} \right)^2} = 1\\ \Leftrightarrow {\sin ^2}A = \frac{{16}}{{25}}\end{array}\)

Vì \({0^0} < A 0 \( \Rightarrow \sin A = \frac{4}{5}.\)

Diện tích tam giác ABC là: \(S = \frac{1}{2}bc.\sin A. = \frac{1}{2}.7.5.\frac{4}{5} = 14.\)

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:

\(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} – 2bc.\cos A.\\\,\,\,\,\,\, = {7^2} + {5^2} – 2.7.5.\frac{3}{5}\\\,\,\,\,\,\, = 32\\ \Rightarrow a = 4\sqrt 2 .\end{array}\)

Lại có: \(S = \frac{1}{2}a{h_a} \Rightarrow {h_a} = \frac{{2S}}{a} = \frac{{2.14}}{{4\sqrt 2 }} = \frac{{7\sqrt 2 }}{2}.\)

Chọn C.

Câu 13 (TH):

Hướng dẫn:

Lập mệnh đề đảo của từng mệnh đề và xét tính đúng sai.

Cách giải:

Xét mệnh đề đảo của đáp án A: “Nếu số tự nhiên n chia hết cho 3 thì số nguyên n có tổng các chữ số bằng 9”. Mệnh đề này sai vì tổng các chữ số của n phải chia hết cho 9 thì n mới chia hết cho 9.

Xét mệnh đề đảo của đáp án B: “Nếu \({x^2} > {y^2}\) thì x > y” sai vì \({x^2} > {y^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > y\\x < – y\end{array} \right.\)

Xét mệnh đề đảo của đáp án C: “Nếu t.x = t.y thì x = y” sai với t = 0 \( \Rightarrow x,y \in \mathbb{R}\).

Chọn D.

Câu 14 (TH):

Hướng dẫn:

Thay tọa độ các điểm vào hệ bất phương trình.

Cách giải:

Dễ thấy các điểm \(O\left( {0;0} \right)\), \(M\left( {1;0} \right)\), \(P\left( {0;2} \right)\) không thỏa mãn bất phương trình \(x + y + 1 < 0\) nên không thỏa mãn cả hệ bất phương trình.

Chọn C.

Câu 15 (NB):

Hướng dẫn:

Nhớ bảng giá trị lượng giác của các góc thường dùng hoặc sử dụng máy tính cầm tay.

Cách giải:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{B = 4{a^2}{{\sin }^2}{{45}^0} – 3{{\left( {a\tan {{45}^0}} \right)}^2} + {{\left( {2a\cos {{45}^0}} \right)}^2}}\\{B = 4{a^2}{{\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2} – 3{a^2} + {{\left( {2a\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}}\\{B = 4{a^2}.\frac{1}{2} – 3{a^2} + 4{a^2}.\frac{1}{2}}\\{B = {a^2}}\end{array}\)

Chọn D.

Câu 16 (TH):

Hướng dẫn:

Sử dụng công thức tính diện tích tam giác \(S = \sqrt {p\left( {p – a} \right)\left( {p – b} \right)\left( {p – c} \right)} = pr\).

Cách giải:

Nửa chu vi tam giác đều cạnh a là \(p = \frac{{a + a + a}}{2} = \frac{{3a}}{2}\).

Tam giác đều cạnh a có diện tích \(S = \sqrt {\frac{{3a}}{2}\left( {\frac{{3a}}{2} – a} \right)\left( {\frac{{3a}}{2} – a} \right)\left( {\frac{{3a}}{2} – a} \right)} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).

Lại có \(S = pr \Leftrightarrow r = \frac{S}{p} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}:\frac{{3a}}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\).

Chọn C.

Câu 17 (NB):

Hướng dẫn:

Sử dụng hệ quả định lí Cosin trong tam giác: \(\cos C = \frac{{A{C^2} + B{C^2} – A{B^2}}}{{2AC.BC}}\).

Cách giải:

Áp dụng hệ quả định lí Cosin trong tam giác ABC ta có:

\(\begin{array}{l}\cos C = \frac{{A{C^2} + B{C^2} – A{B^2}}}{{2AC.BC}}\\ \Leftrightarrow \cos {45^0} = \frac{{{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} + B{C^2} – {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}}}{{2.\sqrt 3 .BC}}\\ \Leftrightarrow \sqrt 6 BC = B{C^2} + 1\\ \Leftrightarrow B{C^2} – \sqrt 6 BC + 1 = 0\\ \Leftrightarrow BC = \frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{2}\end{array}\).

Chọn B.

Câu 18 (VDC):

Hướng dẫn:

Số chính phương có các chữ số tận cùng là \[0,{\rm{ }}1,{\rm{ }}4,{\rm{ }}5,{\rm{ }}6,{\rm{ }}9\]. Dùng loại trừ để đưa ra đáp án đúng.

Cách giải:

Ta có số chính phương có các chữ số tận cùng là \[0,{\rm{ }}1,{\rm{ }}4,{\rm{ }}5,{\rm{ }}6,{\rm{ }}9\]. Vì vậy

– Nhận thấy giữa mệnh đề (1) và (2) có mâu thuẫn. Bởi vì, giả sử 2 mệnh đề này đồng thời là đúng thì \(n + 8\) có chữ số tận cùng là 2 nên không thể là số chính phương. Vậy trong hai mệnh đề này phải có một mệnh đề là đúng và một mệnh đề là sai.

– Tương tự, nhận thấy giữa mệnh đề (2) và (3) cũng có mâu thuẫn. Bởi vì, giả sử mệnh đề này đồng thời là đúng thì \(n – 1\) có chữ số tận cùng là 3 nên không thể là số chính phương.

Vậy trong ba mệnh đề trên thì mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.

Chọn D.

Câu 19 (NB):

Hướng dẫn:

Biểu diễn tập hợp trên trục số.

Cách giải:

Hình vẽ đã cho là minh họa cho tập hợp \(( – 3;5]\)

Chọn D.

Câu 20 (NB):

Hướng dẫn:

Sử dụng mối liên hệ giá trị lượng giác của hai góc bù nhau, đối nhau, phụ nhau

Cách giải:

\(\sin (\pi + \alpha ) = \sin ( – \alpha ) = – \sin \alpha .\) => A sai

\[\cos ( – \alpha ) = \cos \alpha .\] => B đúng

\(\tan (\pi – \alpha ) = – \tan \alpha \) => C đúng

\(\cot \left( {\frac{\pi }{2} – \alpha } \right) = \tan \alpha \)=> D đúng

Chọn A.

Câu 21 (TH):

Hướng dẫn:

\({C_B}A = B\backslash A = \{ x|x \in B\) và \(x \notin A\)}.

Cách giải:

Ta có: \({C_B}A = B\backslash A = [ – 2; + \infty ){\rm{\backslash }}( – 1;4]\)

\( \Rightarrow {C_B}A = [ – 2; – 1] \cup (4; + \infty ).\)

Chọn A.

Câu 22 (VD):

Hướng dẫn:

– Tính BC dựa vào định lí côsin trong tam giác cân ABC.

– Tính BM.

– Tính AM dựa vào định lí côsin trong tam giác ABM.

Cách giải:

\(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2} – 2ABAC\cos {{120}^0}} = \sqrt {{a^2} + {a^2} – 2a.a.\left( { – \frac{1}{2}} \right)} = a\sqrt 3 {\rm{ }} \Rightarrow BM = \frac{{2a\sqrt 3 }}{5}\)

\(AM = \sqrt {A{B^2} + B{M^2} – 2AB.BM.cos{{30}^0}} = \sqrt {{a^2} + {{\left( {\frac{{2a\sqrt 3 }}{5}} \right)}^2} – 2a.\frac{{2a\sqrt 3 }}{5}.\frac{{\sqrt 3 }}{2}} = \frac{{a\sqrt 7 }}{5}\).

Chọn C.

Câu 23 (TH):

Hướng dẫn:

Tìm phương trình đường thẳng d. Loại đáp án.

Thay tọa độ điểm O(0;0) vào các bất phương trình chưa bị loại ở các đáp án, tiếp tục loại đáp án.

Cách giải:

Đường thẳng d đi qua điểm (3;0) nên loại đáp án A, B.

Ta thấy điểm O(0;0) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình.

+ Thay tọa độ điểm O(0;0) vào biểu thức \(x – 2y\) ta có: \(0 – 2.0 = 0 < 3\)

Do đó bất phươn trình cần tìm là \(x – 2y > 3\)

Chọn D.

Câu 24 (TH):

Hướng dẫn:

Sử dụng công thức: \(1 + {\tan ^2}\alpha = \frac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }}.\)

Cách giải:

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,1 + {\tan ^2}\alpha = \frac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }}\\ \Leftrightarrow 1 + {\left( { – 2\sqrt 2 } \right)^2} = \frac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }}\\ \Leftrightarrow {\cos ^2}\alpha = \frac{1}{9}\\ \Leftrightarrow {\sin ^2}\alpha = 1 – \frac{1}{9} = \frac{8}{9}\\ \Leftrightarrow \sin \alpha = \pm \frac{{2\sqrt 2 }}{3}\end{array}\)

Vì \({0^0} < \alpha 0\).

Vậy \(\sin \alpha = \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.\)

Chọn C.

Câu 25 (VD):

Hướng dẫn:

Áp dụng hệ quả định lí Sin trong tam giác ABC.

Cách giải:

Ta có: \(\angle ACB = {180^0} – {45^0} – {70^0} = {65^0}\)

Áp dụng hệ quả định lí Sin trong tam giác ABC ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}} \Rightarrow \frac{{AC}}{{\sin {{70}^0}}} = \frac{{40}}{{\sin {{65}^0}}}\\ \Rightarrow AC = \frac{{40}}{{\sin {{65}^0}}}.\sin {70^0} \approx 41,47\,\,\left( m \right)\end{array}\)

Chọn C.

Câu 26 (TH):

Hướng dẫn:

Sai số tương đối \({\delta _a} \le \frac{d}{{\left| a \right|}}\).

Cách giải:

Ta có: \(d = \frac{1}{4} \Rightarrow \delta \le \frac{d}{{\left| a \right|}} = \frac{1}{{4.365}} = 0,0068\% \).

Chọn A.

Câu 27 (NB):

Hướng dẫn:

Để tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị ta làm như sau:

• Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.

• Tìm trung vị. Giá trị này là Q2.

• Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q1.

• Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q3.

Q1, Q2, Q3 được gọi là các tứ phân vị của mẫu số liệu.

Cách giải:

Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 1 3 6 8 9 12.

Cỡ mẫu n = 6 chẵn nên \({Q_2} = \frac{{6 + 8}}{2} = 7.\)

Nửa số liệu bên trái Q2: 1 3 6 => Q1 = 3.

Nửa số liệu bên phải Q2: 8 9 12 => Q3 = 9.

Vậy Q1 = 3, Q2 = 7, Q3 = 9.

Chọn D.

Câu 28 (NB):

Hướng dẫn:

Nhóm \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {BC} \); \(\overrightarrow {DC} ,\overrightarrow {AD} \), áp dụng quy tắc cộng vectơ.

Cách giải:

Ta có: \(\overrightarrow {AB} {\rm{ \;}} – \overrightarrow {DC} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {BC} {\rm{ \;}} – \overrightarrow {AD} {\rm{ \;}} = \left( {\overrightarrow {AB} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {BC} } \right) – \left( {\overrightarrow {AD} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {DC} } \right) = \overrightarrow {AC} {\rm{ \;}} – \overrightarrow {AC} {\rm{ \;}} = \vec 0\).

Chọn A.

Câu 29 (NB):

Hướng dẫn:

Sử dụng quy tắc hình bình hành tính \(\overrightarrow {AB} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {BC} \).

Tính độ dài vectơ vừa tìm được.

Cách giải:

Ta có: \(\left| {\overrightarrow {AB} {\rm{ \;}} + \overrightarrow {BC} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} } \right| = AC = a\).

Chọn A.

Câu 30 (VDC):

Hướng dẫn:

Áp dụng quy tắc hình bình hành.

Vật đứng yên khi tổng các lực tác động lên điểm bằng 0.

Cách giải:

Có cường độ lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \overrightarrow {{F_2}} \) đều bằng 50 N và tam giác MAB vuông tại M

\( \Rightarrow \) Tam giác MAB vuông cân tại M

Lấy điểm D sao cho MADB là hình vuông

\( \Rightarrow MD = \sqrt {M{A^2} + A{D^2}} {\rm{\;}} = \sqrt {M{A^2} + M{B^2}} {\rm{\;}} = 50\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\)

Vì vật đứng yên nên tổng các lực tác động lên điểm bằng 0

\( \Rightarrow \overrightarrow {{F_1}} {\rm{\;}} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{\;}} + \overrightarrow {{F_3}} {\rm{\;}} = \vec 0\) hay \(\overrightarrow {MA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {MB} {\rm{\;}} + \overrightarrow {{F_3}} {\rm{\;}} = \vec 0\)

\( \Rightarrow \overrightarrow {{F_3}} {\rm{\;}} = {\rm{\;}} – \left( {\overrightarrow {MA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {MB} } \right) = {\rm{\;}} – \overrightarrow {MD} \)

Vậy lực \(\overrightarrow {{F_3}} \) có hướng ngược với \(\overrightarrow {MD} \) và có cường độ bằng \(50\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N \approx 70,71{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\)

Chọn C.

Câu 31 (TH):

Hướng dẫn:

Đối với bảng phân bố tần số, phương sai được tính theo công thức:

\({s^2} = \frac{1}{N}\left[ {{n_1}{{\left( {{x_1} – \bar x} \right)}^2} + {n_2}{{\left( {{x_2} – \bar x} \right)}^2} + {\rm{\;}} \ldots {\rm{\;}} + {n_k}{{\left( {{x_k} – \bar x} \right)}^2}} \right]\)

Với \({n_i};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {f_i}\) lần lượt là tần số, tần suất của giá trị \({x_i}\).

Cách giải:

Bảng phân số tần số:

*) Sản lượng trung bình của 40 thửa ruộng là:

\(\bar x = \frac{{20.5 + 21.8 + 22.11 + 23.10 + 24.6}}{{40}} = 22,1{\mkern 1mu} \)(tạ)

*) Phương sai:

\({s^2} = \frac{1}{{40}}\left[ {5.{{\left( {20 – 22,1} \right)}^2} + 8.{{\left( {21 – 22,1} \right)}^2} + 11.{{\left( {22 – 22,1} \right)}^2} + 10.{{\left( {23 – 22,1} \right)}^2} + 6.{{\left( {24 – 22,1} \right)}^2}} \right]\)\( = 1,54\) (tạ)

Chọn B.

Câu 32 (TH):

Hướng dẫn:

Áp dụng quy tắc cộng vecto, quy tắc hình bình hành để biểu diễn véctơ.

Cách giải:

\(\overrightarrow {BM} {\rm{\;}} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {BA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {BC} } \right) = \frac{1}{2}\overrightarrow {BA} {\rm{\;}} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {BG} {\rm{\;}} = \frac{2}{3}\overrightarrow {BM} {\rm{\;}} = \frac{2}{3} \cdot \left( {\frac{1}{2}\overrightarrow {BA} {\rm{\;}} + \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} } \right) = \frac{1}{3}\overrightarrow {BA} {\rm{\;}} + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)

Mặt khác, \(\overrightarrow {BA} {\rm{\;}} = \vec a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \overrightarrow {BC} {\rm{\;}} = \vec b\) nên ta có: \(\overrightarrow {BG} {\rm{\;}} = \frac{1}{3}\vec a + \frac{1}{3}\vec b\)

Vậy \(\overrightarrow {BG} {\rm{\;}} = \frac{1}{3}\vec a + \frac{1}{3}\vec b\).

Chọn A.

Câu 33 (VD):

Hướng dẫn:

Áp dụng quy tắc cộng vecto để tìm được vecto \(\vec u\).

Cách giải:

Vì ABCD là hình vuông nên ta có: \(AB = BC = CD = DA = 2\); \(AC = BD = a\sqrt 2 \).

Ta có:

\(\vec u = \overrightarrow {MA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {MB} {\rm{\;}} + \overrightarrow {MC} {\rm{\;}} – 3\overrightarrow {MD} \)

\({\mkern 1mu} = \left( {\overrightarrow {MD} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DA} } \right) + \left( {\overrightarrow {MD} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DB} } \right) + \left( {\overrightarrow {MD} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DC} } \right) – 3\overrightarrow {MD} \)

\({\mkern 1mu} = \overrightarrow {MD} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {MD} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DB} {\rm{\;}} + \overrightarrow {MD} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DC} {\rm{\;}} – 3\overrightarrow {MD} \)

\( = \overrightarrow {DA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DB} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DC} \)

\( = \left( {\overrightarrow {DA} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DC} } \right) + \overrightarrow {DB} \)

\( = \overrightarrow {DB} {\rm{\;}} + \overrightarrow {DB} \)

\( = 2\overrightarrow {DB} \)

\( \Rightarrow \vec u = 2\overrightarrow {DB} \)

\( \Rightarrow \left| {\vec u} \right| = \left| {2.\overrightarrow {DB} } \right| = 2.a.\sqrt 2 {\rm{\;}} = 2\sqrt 2 a\)

Chọn D.

Câu 34 (VD):

Hướng dẫn:

Áp dụng tích vô hướng \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = a.b.\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right)\)

Cách giải:

Ta có:

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = AB.AC.\cos \left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right) = a.a.\cos A = {a^2}\cos {60^ \circ } = \frac{1}{2}{a^2}\) => A đúng

\(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CB} = AC.CB.\cos \left( {\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {CB} } \right) = a.a.\cos {120^ \circ } = – \frac{1}{2}{a^2}\) => B đúng

+ \(AG = \frac{2}{3}AM;AM = AC.\sin C = a.\sin {60^ \circ } = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\( \Rightarrow AG = BG = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

\(\overrightarrow {GA} .\overrightarrow {GB} = GA.GB.\cos \left( {\overrightarrow {GA} ,\overrightarrow {GB} } \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\cos {120^ \circ } = – \frac{1}{6}{a^2}\) => C sai.

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AG} = AB.AG.\cos \left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AG} } \right) = a.\frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\cos {30^ \circ } = \frac{1}{2}{a^2}\) => D đúng.

Chọn C.

Câu 35 (VD):

Cách giải:

Ta có:

\(AC = BD = \sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = \sqrt {2{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 3 \)

Lại có:

\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {BK} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AK} = \overrightarrow {BA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} \\\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} \end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {BK} .\overrightarrow {AC} = \left( {\overrightarrow {BA} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} } \right).\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right)\\ = \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {AD} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AD} \\ = – {a^2} + 0 + 0 + \frac{1}{2}{\left( {a\sqrt 2 } \right)^2}\\ = 0\end{array}\)

Chọn A.

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (TH):

Hướng dẫn:

Biểu diễn trên trục số.

Cách giải:

\(A \cup B = [ – 2;6)\)

\(A \cap B = [ – 1;3)\)

\(A\backslash B = [ – 2; – 1)\)

\(B\backslash A = [3;6)\)

Câu 2 (VD):

Hướng dẫn:

a) +) Số trung bình \(\bar x = \frac{{{x_1} + {x_2} + … + {x_n}}}{n}\).

+) Phương sai: \({s^2} = \frac{1}{n}\left( {x_1^2 + x_2^2 + … + x_n^2} \right) – {\bar x^2}\)

b) +) Khoảng tứ phân vị, kí hiệu là ΔQ, là hiệu số giữa tứ phân vị thứ ba và tứ phân vị thứ nhất, tức là

ΔQ = Q3 – Q1.

+) Giá trị ngoại lệ: Giá trị ngoại lệ x thỏa mãn x > Q3 + 1,5∆Q hoặc x < Q1 − 1,5∆Q.

Bỏ giá trị ngoại lệ (nếu có), tính lại số trung bình, tìm số trung vị của 2 mẫu số liệu và so sánh.

Cách giải:

a) n = 15.

+ Bảo Anh:

Số trung bình:

\({\bar x_1} = \frac{{2 + 4 + 3 + 4 + 6 + 2 + 3 + 2 + 4 + 5 + 3 + 4 + 6 + 7 + 3}}{{15}} = \frac{{58}}{{15}} \approx 3,87\).

Phương sai:

\(s_1^2 = \frac{1}{{15}}\left( {{{3.2}^2} + {{4.3}^2} + {{4.4}^2} + {5^2} + {{2.6}^2} + {7^2}} \right) – \bar x_1^2 = 2,25\).

+ Quang:

Số trung bình:

\({\bar x_2} = \frac{{3 + 4 + 1 + 2 + 2 + 3 + 4 + 1 + 2 + 30 + 2 + 2 + 2 + 3 + 6}}{{15}} = \frac{{67}}{{15}} \approx 4,47\)

Phương sai:

\(s_2^2 = \frac{1}{{15}}\left( {{{2.1}^2} + {{6.2}^2} + {{3.3}^2} + {{2.4}^2} + {6^2} + {{30}^2}} \right) – \bar x_2^2 = 48,12\).

b)

+ Bảo Anh:

Áp dụng các bước tìm tứ phân vị ta tìm được: Q1 = 3, Q3 = 5.

\( \Rightarrow {\Delta _Q}\) = Q3 – Q1 = 5 – 3 = 2.

Giá trị ngoại lệ x thỏa mãn

x > Q3 + 1,5∆Q = 5 + 1,5.2 = 8

Hoặc x < Q1 − 1,5∆Q = 3 − 1,5.2 = 0

Vậy đối chiếu mẫu số liệu của Khuê suy ra không có giá trị ngoại lệ.

+ Quang:

Áp dụng các bước tìm tứ phân vị ta tìm được Q1 = 2, Q3 = 4

Khi đó khoảng tứ phân vị là ∆Q = Q3 − Q1 = 4 – 2 = 2.

Giá trị ngoại lệ x thỏa mãn

x > Q3 + 1,5∆Q = 4 + 1,5.2 = 7

Hoặc x < Q1 − 1,5∆Q = 2 − 1,5.2 = −1

Vậy đối chiếu mẫu số liệu của Trọng suy ra giá trị ngoại lệ là 30.

Câu 3 (VDC):

Cách giải:

a) Gọi M là trung điểm AB.

Ta có: \(\overrightarrow {IA} + 3\overrightarrow {IB} – 2\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 2\overrightarrow {IB} – 2\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {IM} + 2\overrightarrow {CB} = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow 2\overrightarrow {IM} = 2\overrightarrow {BC} \\ \Leftrightarrow \overrightarrow {IM} = \overrightarrow {BC} \end{array}\]

Do đó IMCB là hình bình hành

Vậy I là đỉnh thứ tư của hình bình hành IMCB.

b) Ta có: \(3\overrightarrow {DB} – 2\overrightarrow {DC} = \overrightarrow 0 \)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 3\overrightarrow {DC} + 3\overrightarrow {CB} – 2\overrightarrow {DC} = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \overrightarrow {DC} + 3\overrightarrow {CB} = \overrightarrow 0 \\ \Leftrightarrow \overrightarrow {CD} = 3\overrightarrow {CB} \end{array}\)

Vậy D thuộc tia CB, sao cho CD=3CB.

c)

Cách 1:

Ta có: D thuộc tia CB, sao cho CD=3CB.

\( \Rightarrow \overrightarrow {BD} = 2\overrightarrow {CB} \)\( \Rightarrow \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {CB} \)

Lại có: \(\overrightarrow {AI} = \overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MI} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CB} \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {AD} = 2\overrightarrow {AI} \)

Vậy A, I, D thẳng hàng.

Cách 2:

Gọi J là giao điểm của IM và AD.

Xét tam giác ABD ta có:

JM // DB (do IM // BC)

M là trung điểm AB

=> J là trung điểm AD và \(JM = \frac{1}{2}DB\)

Lại có: \(IM = BC = \frac{1}{3}CD \Rightarrow IM = \frac{1}{2}BD\)

Do đó \(IM = JM\) hay \(I \equiv J\)

Vậy A, I, D thẳng hàng.