Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Chuyên đề học tập Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 48 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân...

Bài 4 trang 48 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân trời sáng tạo: Cho elip (E): x^2/9 + y^2/1 = 1. a) Tìm tâm sai và độ dài hai bán kính qua tiêu của điểm M(3;0) trên (E)

Cho elip \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\), \(c = \sqrt {{a^2} – {b^2}} \) + Tâm sai của elip: \(e = \frac{c}{a}\. Gợi ý giải Giải bài 4 trang 48 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân trời sáng tạo – Bài 1. Elip – Chuyên đề học tập Toán 10 Chân trời sáng tạo. Cho elip (E): (frac{{{x^2}}}{9} + frac{{{y^2}}}{1} = 1)….

Đề bài/câu hỏi:

Cho elip (E): \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{1} = 1\).

a) Tìm tâm sai và độ dài hai bán kính qua tiêu của điểm \(M(3;0)\) trên (E).

b) Tìm điểm N trên (E) sao cho \(N{F_1} = N{F_2}\)

c) Tìm điểm S trên (E) sao cho \(S{F_1} = 2S{F_2}\)

Hướng dẫn:

Cho elip \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\), \(c = \sqrt {{a^2} – {b^2}} \)

+ Tâm sai của elip: \(e = \frac{c}{a}\)

+ Bán kính qua tiêu của \(M(x;y)\): \(M{F_1} = a + ex,\;M{F_2} = a – ex.\)

Lời giải:

Elip (E): \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{1} = 1\) có \(a = 3,b = 1 \Rightarrow c = \sqrt {{a^2} – {b^2}} = 2\sqrt 2 \)

a) + Tâm sai của elip: \(e = \frac{c}{a} = \frac{{2\sqrt 2 }}{3}\)

+ Bán kính qua tiêu của \(M(3;0)\): \(M{F_1} = 3 + \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.3 = 3 + 2\sqrt 2 ,\;M{F_2} = 3 – \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.3 = 3 – 2\sqrt 2 .\)

b) \(N{F_1} = N{F_2} \Leftrightarrow 3 + \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.{x_N} = 3 – \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.{x_N}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{4\sqrt 2 }}{3}.{x_N} = 0 \Leftrightarrow {x_N} = 0 \Rightarrow {y_N} = \pm 1\)

Vậy \(N(0;1)\) hoặc \(N(0; – 1)\)

c) \(S{F_1} = S{F_2} \Leftrightarrow 3 + \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.{x_S} = 2\left( {3 – \frac{{2\sqrt 2 }}{3}.{x_S}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \frac{{6\sqrt 2 }}{3}.{x_S} = 3 \Leftrightarrow {x_S} = \frac{{3\sqrt 2 }}{4} \Rightarrow {y_S} = \pm \frac{{\sqrt {3} }}{2}\)

Vậy \(S\left( {\frac{{3\sqrt 2 }}{4};\frac{{\sqrt {3} }}{2}} \right)\) hoặc \(S\left( {\frac{{3\sqrt 2 }}{4}; – \frac{{\sqrt {3} }}{2}} \right)\)