Giải Câu hỏi trang 68 Bài tập Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Enzyme là chất xúc tác sinh học (có bản chất là protein) có vai trò làm tăng tốc độ.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu 1: Bản chất của men tiêu hoá là gì? Nó có tác động như thế nào đến cơ thể? Câu 2: Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,… có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hoá được cellulose? Câu 3: Móng giò hầm đu đủ xanh là một món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp các bà mẹ sau sinh có nhiều sữa. Một điều thú vị hơn là khi hầm móng giò với đu đủ xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? |
Hướng dẫn:
– Enzyme là chất xúc tác sinh học (có bản chất là protein) có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng, nhờ đó các hoạt động sống được duy trì.
– Sinh vật cung cấp năng lượng thông qua chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.
Lời giải:
Câu 1: Men tiêu hóa thực chất là các enzyme có vai trò xúc tác cho quá trình phân giải thức ăn.
Dưới tác động của các men tiêu hóa, thức ăn được cắt nhỏ các liên kết trong thức ăn trở thành các dạng nhũ tương giúp cho lớp niêm mạc ruột có thể hấp thụ một cách dễ dàng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể.
Câu 2: Một số loại vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu,… có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,… vì ở dạ dày cỏ trong dạ dày của chúng có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa cellulose, còn con người không có các vi sinh vật này nên con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hoá được cellulose.
Câu 3: Khả năng làm mềm thịt của đu đủ là nhờ vào chất enzyme có tên gọi là papain, enzyme này có khả năng phân giải protein thịt trong móng giò nên khi hầm móng giò với đu đủ xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác.