Trang chủ Lớp 10 Sinh học lớp 10 SGK Sinh 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 51 Bài tập Sinh 10 – Chân trời sáng...

Câu hỏi trang 51 Bài tập Sinh 10 – Chân trời sáng tạo: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau. Câu Cho các tế bào: tế bào tuyến giáp

Lời giải Câu hỏi trang 51 Bài tập Bài 9. Tế bào nhân thực SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu 1: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau.

Câu 2: Cho các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào gan, tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu người, tế bào thần kinh. Giải thích.

a. Loại tế bào nào có nhiều ribosome?

b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt?

c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome?

Câu 3: HIV là loại virus chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu lympho T-CD4 ở người do tế bào này có thụ thể CD4 phù hợp để HIV xâm nhập vào tế bào. Một nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng rằng bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt, sau đó đưa các tế bào hồng cầu này vào cơ thể người nhằm kìm hãm quá trình nhân lên của HIV. Ý tưởng này có tính khả thi không? Giải thích.

Câu 4: David Frye và Michael Edidin tại trường Đại học tổng hợp Johns Hopkins đã đánh dấu protein màng của tế bào người và tế bào chuột bằng hai loại dấu khác nhau và dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính hiển vi để quan sát các dấu ở tế bào lai, kết quả quan sát như Hình 9.16.

a. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?

b. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

Hướng dẫn:

– Vai trò của:

+ Tế bào tuyến giáp: Sản sinh hormone vận chuyển đến các cơ quan.

+ Tế bào kẽ tinh hoàn: Tham gia vào quá trình sinh tinh và miễn dịch trong tinh hoàn.

+ Tế bào cơ trơn: Vận động

+ Tế bào gan: Chuyển hóa các chất và giải độc.

+ Tế bào biểu bì: Tiết mồ hôi, bã nhờn để bảo vệ da.

+ Tế bào hồng cầu: Vận chuyển và trao đổi khí

+ Tế bào thần kinh: cảm ứng, dẫn truyền xung thần kinh

– Chức năng nhận biết tế bào của màng sinh chất: các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác.

Lời giải:

Câu 1:

Câu 2: Trong các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào gan, tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu người, tế bào thần kinh.

a. Loại tế bào có nhiều ribosome: tế bào tuyến giáp, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào kẽ tinh hoàn. Đây là các tế bào cần sản xuất protein (hormone, enzyme) nên cần có ribosome để sản xuất ra protein.

b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn: Tế bào gan, tế bào cơ trơn vì các tế bào này cần chuyển hóa các chất (đường) thành năng lượng hoặc các chất cần thiết cho hoạt động của các tế bào khác.

Loại tế bào có chứa nhiều lưới nội chất hạt: Tế bào tuyến giáp, tế bào thần kinh vì các tế bào này cần sản xuất các protein vận chuyển đến các tế bào khác.

c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome: tế bào biểu bì, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn vì các tế bào này có cần lysosome để tiêu hóa các sản phẩm của hệ miễn dịch.

Câu 3: Ý tưởng này không khả thi vì nếu đưa các tế bào mang thụ thể CD4 sẽ làm các glycoprotein của các tế bào miễn dịch nhận là các tế bào lạ và bị đào thải.

Câu 4:

a) Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng, các phân tử protein có thể di chuyển trong màng tế bào.

b) Kết quả thí nghiệm: Tế bào người và tế bào chuột dung hợp lại với nhau tạo thành một tế bào mới.

Giải thích: Các protein màng của hai tế bào có thể vận chuyển trong màng tế bào nên chúng sẽ di chuyển từ tế bào này sang tế bào kia, sau một thời gian thì tất cả các protein màng sẽ di chuyển đến tế bào kia, hai tế bào dần dần dung hợp vào nhau và cuối cùng tạo thành tế bào mới có protein của cả hai tế bào.