Trang chủ Lớp 10 Sinh học lớp 10 SGK Sinh 10 - Chân trời sáng tạo Câu hoi tr 78 Bài 16 (trang 76, 77, 78, 79) Sinh...

Câu hoi tr 78 Bài 16 (trang 76, 77, 78, 79) Sinh 10: Trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì?

Giải chi tiết Câu hoi tr 78 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng (trang 76, 77, 78, 79) – SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu hỏi

Câu 7: Trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì?

Hướng dẫn giải:

Trong quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp, electron được giải phóng từ NADH và FADH, được chuyển đến chất nhận electron cuối cùng là phân tử oxygen để tạo thành nước.

Lời giải:

Vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron là vận chuyển electron cuối cùng trong chuỗi truyền electron:

Các electron được vận chuyển từ nơi có thế năng oxi hóa khử – thấp đến nơi có thế năng oxi hóa – khử cao. Oxygen là chất nhận electron cuối cùng do oxygen có khả năng oxi hóa cao, do đó, nếu không có oxi, chuỗi truyền electron sẽ không diễn ra, và sẽ chuyển sang con đường hô hấp kị khí (lên men) có hiệu quả chuyển hóa năng lượng thấp hơn (lượng ATP tạo thành sẽ thấp) và tạo ra các sản phẩm (axit lactic, rượu etylic) làm đầu độc tế bào.

Câu hỏi

Câu 8: Trong trường hợp nào tế bào sẽ chuyển sang hình thức phân giải kị khí?

Câu 9: Tại sao quá trình phân giải kị khí không có sự tham gia của ti thể?

Câu 10: Tại sao quá trình phân giải kị khí tạo rất ít ATP nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng?

Hướng dẫn giải:

– Khi trong tế bào không có O2 nghĩa là không có chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền electron, chuỗi truyền electron không diễn ra và chu trình Krebs cũng dừng lại.

– Phân giải hiếu khí được chia thành ba giai đoạn chính: đường phân (diễn ra ở tế bào chất), oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs (diễn ra ở chất nền ti thể) và chuỗi chuyển electron hô hấp (diễn ra ở màng trong ti thế).

Lời giải:

Câu 8: Khi tế bào không có oxygen, tế bào sẽ chuyển sang con đường hô hấp kị khí.

Câu 9: Trong quá trình phân giải kị khí, do không có oxygen nên pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và chuyển hóa trực tiếp thành các sản phẩm khác mà không được chuyển vào ti thể, do đó quá trình phân giải kị khí không có sự tham gia của ti thể.

Câu 10: Quá trình phân giải kị khí tạo rất ít ATP nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng vi kiểu hô hấp này vẫn được duy trì ở tế bào cơ vì không tiêu tốn oxygen.

Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ oxygen cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến oxygen.