Trang chủ Lớp 10 Sinh học lớp 10 SGK Sinh 10 - Chân trời sáng tạo Câu 108 trang Sinh 10 – Chân trời sáng tạo: Hãy lập...

Câu 108 trang Sinh 10 – Chân trời sáng tạo: Hãy lập bảng so sánh các kiểu dinh dưỡng khác nhau ở vi sinh vật. Câu Ở mỗi hình thức dinh dưỡng

Giải chi tiết Câu 108 trang Bài 22: Khái quát về vi sinh vật SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Luyện tập

Câu 1: Hãy lập bảng so sánh các kiểu dinh dưỡng khác nhau ở vi sinh vật.

Câu 2: Ở mỗi hình thức dinh dưỡng, hãy tìm các vi sinh vật điển hình làm ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải:

Tuỳ nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng của vi sinh vật, mà vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng sau:

– Quang tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2.

– Hoá tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2.

– Quang dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ.

– Hoá dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ và nguồn carbon là chất hữu cơ.

Lời giải:

Câu 1: Bảng so sánh các kiểu dinh dưỡng khác nhau ở vi sinh vật:

Câu 2: Ví dụ minh hoạ ở các hình thức dinh dưỡng:

– Quang tự dưỡng: Vi khuẩn màu tía chứa lưu huỳnh (Chromatiales Vampirococcus,…), vi khuẩn màu lục chứa lưu huỳnh (Prosthecochloris aestuarii,…).

– Hoá tự dưỡng: Vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosopumilus maritimus, Nitrososphaera viennensis,…).

– Quang dị dưỡng: Vi khuẩn màu tía chứa lưu huỳnh (Rhodopseudomonas palustris,…), vi khuẩn màu lục chứa lưu huỳnh (Chloroflexus aurantiacus,…),…

– Hoá dị dưỡng: Vi nấm (Pyricularia oryzae,…), động vật nguyên sinh (trùng giày,…), vi khuẩn (Thiomargarita namibiensis,…),….

Câu hỏi

Câu 6: Hãy cho biết các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm.

Câu 7: Kể tên và cho biết thêm một số phương pháp khác mà em tìm hiểu được.

Hướng dẫn giải:

Một số phương pháp phổ biến nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, nghiên cứu hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh,…

Lời giải:

Câu 6: Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm:

– Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.

– Phương pháp nuôi cấy.

– Phương pháp phân lập vi sinh vật.

– Phương pháp định danh vi khuẩn.

Câu 7: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật khác: Cấy chuyển, soi tươi, nhuộm gram,…

Luyện tập

Hãy tìm thêm các ví dụ về một số loại vi sinh vật cho các mục tiêu nghiên cứu vi sinh vật như:

Câu 1: Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,…

Câu 2: Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc.

Hướng dẫn giải:

Một số nhóm vi sinh vật:

– Vi khuẩn: Thiomargarita namibiensis, Vibrio Cholerae, Bacillus anthracis,…

– Vi nấm: Pyricularia oryzae, Stachybotrys chartarum,…

– Động vật nguyên sinh: Paramecium multimicronucleatum, trùng roi xanh, trùng biến hình,…

Lời giải:

Câu 1: Ví dụ về một số loại vi sinh vật cho mục tiêu nghiên cứu kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,…: cầu khuẩn Thiomargarita namibiensis (đường kinh khoảng 0,1 – 0,3 nm); trực khuẩn Bacillus anthracis (chiều dài khoảng 3-5 µm), phẩy khuẩn Vibrio Cholerae (chiều dài khoảng 2,7 – 3,5 µm),….

Câu 2: Ví dụ về một số loại vi sinh vật cho mục tiêu nghiên cứu khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc: nấm mốc có thể hoạt động trong môi trường đặc và kị khí; các loại vi khuẩn trong sữa, sữa chua uống hoạt động trong môi trường lỏng,…