Trả lời Câu 57 trang Bài 9. Trao đổi chất qua màng sinh chất SGK Sinh 10 Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu hỏi Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1:Các phân tử nước và chất tan di chuyển như thế nào qua màng bán thấm? Câu 2: Thẩm thấu là gì? Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu.
|
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 9.6 và đưa ra nhận xét.
Lời giải:
Câu 1: Các phân tử nước di chuyển từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (có nồng độ chất tan cao) (từ bên phải màng bán thấm sang bên trái màng bán thấm). Các phân tử chất tan di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
Câu 2: Thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
Câu 3: Sự giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu
Luyện tập Quan sát hình 9.7 cho biết sự di chuyển của các phân tử nước, sự thay đổi hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt khi được ngâm trong từng dung dịch đẳng trương, nhược trương, ưu trương. |
Hướng dẫn giải:
Quan sát chiều mũi tên về sự di chuyển của nước ở hình 9.7 và trả lời câu hỏi
Lời giải:
Vận dụng Câu 1:Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài? Câu 2: Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết? |
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Trong dung dịch muối/ đường là môi trường bất lợi cho các vi khuẩn có hại, làm chúng bị mất nước và không thể hoạt động được, ngoài ra môi trường đường còn giúp các vi khuẩn có lợi phát triển (như vi khuẩn lactic) giúp rau củ quả lâu hỏng.
Câu 2: Khi bón phân quá nhiều, nồng độ chất tan trong dung dịch đất tăng, làm cây mất nước và bị chết.
Lời giải:
Câu 1: Khi ngâm rau củ với muối, quả ngâm đường, sẽ làm các loài vi khuẩn có hại bị ức chế do mất nước vì thế nước ở ngoài thấp (do có nhiều phân tử đường/muối) hơn bên trong tế bào vi khuẩn nên nước từ tế bào vi khuẩn sẽ đi ra ngoài môi trường. Mặt khác, môi trường đường là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn lactic tạo nên acid lactic, giúp quả không bị thối, hỏng.
Câu 2: Khi bón phân quá nhiều, nồng độ chất tan nhiều, thế nước bên ngoài thấp hơn thế nước bên trong tế bào lông hút, dẫn đến nước từ tế bào lông hút bị mất nước, sau một thời gian thì các tế bào của cây cũng bị mất nước và cây sẽ chết.
Tìm hiểu thêm Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với tế bào màu nếu: lượng nước trong máu bị giảm nhiều; nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều? Biện pháp khắc phục là gì? Cơ thể điều hòa bằng cách nào? Câu 2: Vì sao cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao? |
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Lượng nước trong máu tăng sẽ làm thế nước ngoài tế bào máu tăng, tế bào máu bị vỡ. còn nếu lượng nước trong máu giảm sẽ làm thế nước ngoài tế bào máu giảm, tế bào máu bị co lại.
Câu 2: Ở cây ngập mặn, nồng độ dịch bào ở rễ cao hơn so với ngoài môi trường đất nên cây ngập mặn hấp thu nước ở đất dễ hơn.
Lời giải:
Câu 1:
Câu 2: Không bào của các tế bào lông hút ở các cây ngập mặn có nồng độ dịch bào cao, cao hơn nồng độ dịch đất nên áp suất thẩm thấu rất lớn, nước ở ngoài môi trường (nơi có thế nước cao hơn) đi vào tế bào lông hút rồi đến các cơ quan khác của cây, nên cây ngập mặn có thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao.