Giải Câu 2 Đề thi học kì 1 – Đề số 10 – Đề thi đề kiểm tra Sinh lớp 10 Cánh diều. Gợi ý: Trên bề mặt enzyme có vị trí để liên kết với cơ chất (chất chịu tác động của enzyme) được.
Câu hỏi/Đề bài:
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
1.D |
2.D |
3.A |
4.D |
5.A |
6.C |
7.C |
8.A |
9.D |
10.A |
11.B |
12.B |
13.D |
14.C |
15.D |
16.D |
17.B |
18.A |
19.B |
20.B |
21.B |
22.A |
23.B |
24.A |
25.A |
26.C |
27.B |
28.C |
Câu 1 (NB):
Enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động sẽ A. tạo ra sản phẩm. B. làm tăng năng lượng hoạt hóa cơ chất. C. biến đổi enzyme. D. tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất. |
Hướng dẫn:
Trên bề mặt enzyme có vị trí để liên kết với cơ chất (chất chịu tác động của enzyme) được gọi là trung tâm hoạt động. Tại đây, cơ chất liên kết tạm thời với enzyme tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất, nhờ đó phản ứng được xúc tác.
Cách giải:
Enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động sẽ tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất.
Chọn D.
Câu 2 (TH):
Phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất là hình thức vận chuyển các chất theo kiểu A. thụ động. B. xuất bào. C. chủ động. D. nhập bào. |
Hướng dẫn:
Thực bào, ẩm bào (nhập bào) là thuật ngữ chỉ hoạt động “ăn” của tế bào. Tế bào có thể lấy các phân tử có kích thước lớn, thậm chí là cả một tế bào, nhờ sự biến dạng màng tế bào.
Cách giải:
Phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất là hình thức vận chuyển các chất theo kiểu nhập bào.
Chọn D.
Câu 3 (TH):
Chất nào sau đây có khả năng ức chế hoạt động của enzyme? A. DDT B. acid uric C. Mg 2+ D. Cu 2+ |
Hướng dẫn:
DDT là một loại chất độc gây hại đối với cơ thể người và động vật.
Cách giải:
DDT là chất độc có khả năng ức chế hoạt động của enzyme
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Đơn phân cấu tạo của RNA là A. Adenine, Guanine, Cytosine, Thymine và Uracine. B. Adenine, Guanine, Cytosine, Thymine. C. Adenine, Guanine, Thymine,Uracine. D. Adenine, Guanine, Cytosine, Uracine. |
Hướng dẫn:
Nucleic acid được chia thành hai loại là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA). Trong đó, DNA được cấu tạo từ bốn loại nucleotide là A, T, G, C; còn RNA được cấu tạo từ A, U, G, C.
Cách giải:
RNA được cấu tạo từ Adenine, Guanine, Cytosine và Uraci (A, G, C, U).
Chọn D.
Câu 5 (NB):
Glucose là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào dưới đây? A. Cellulose B. DNA C. Protein D. Lipid |
Hướng dẫn:
Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm: tinh bột, cellulose, glycogen, chitin. Chúng đều được cấu tạo từ các đơn phân là glucose hoặc dẫn xuất của glucose.
Cách giải:
Glucose là đơn phân cấu tạo nên phân tử Cellulose.
Chọn A.
Câu 6 (TH):
Cho các đặc điểm và thành phần của tế bào như sau: (1). Dị dưỡng; (2). Tự dưỡng; (3). Màng nguyên sinh; (4). Thành Cellulose; (5). Ribosome; (6). Hệ thống nội màng. Tế bào thực vật thường có những đặc điểm và thành phần nào sau đây? A. (1); (2); (3); (4); (6). B. (1); (2); (3); (4); (5). C. (2); (3); (4); (5); (6). D. (1); (2); (3); (4); (6). |
Hướng dẫn:
Tế bào thực vật là tế bào sinh vật tự dưỡng, cấu tạo gồm có Màng nguyên sinh; Thành Cellulose; Ribosome; Hệ thống nội màng; Nhân tế bào,…
Cách giải:
Tế bào thực vật có đặc điểm:
(2). Tự dưỡng; (3). Màng nguyên sinh; (4). Thành Cellulose;
(5). Ribosome; (6). Hệ thống nội màng.
Chọn C.
Câu 7 (TH):
Sản phẩm được tạo ra sau pha tối của quá trình quang hợp là: A. CO2, H2O, ATP. B. CO2, C6H12O6, ATP. C. C6H12O6, ADP, NADP+ D. ATP, NADPH, C6H12O6. |
Hướng dẫn:
Sản phẩm được tạo ra sau pha tối của quá trình quang hợp là: C6H12O6, ADP, NADP+.
Cách giải:
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Ở tế bào nhân thực, lipid được tổng hợp từ A. lưới nội chất trơn. B. Ribosome tự do trong tế bào chất. C. lưới nội chất hạt. D. Lysosome. |
Hướng dẫn:
Lipid được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O. Lipid được chia thành hai nhóm là lipid đơn giản (mỡ, dầu và sáp) và lipid phức tạp (phospholipid và steroid). Ở tế bào nhân thực, lipit được tổng hợp từ lưới nội chất trơn.
Cách giải:
Ở tế bào nhân thực, lipit được tổng hợp từ lưới nội chất trơn.
Chọn A.
Câu 9 (TH):
Ở tế bào nhân thực, quá trình lên men diễn ra tại: A. màng trong ti thể. B. màng thylakoid. C. chất nền ti thể. D. tế bào chất. |
Hướng dẫn:
Ở tế bào nhân thực, quá trình lên men gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men, 2 giai đoạn này đều diễn ra tại tế bào chất.
Cách giải:
Chọn D.
Câu 10 (NB):
Mỗi nucleotide cấu tạo gồm A. 3 thành phần là: đường pentose, nhóm phosphat và nitrogenous base. B. 2 thành phần là: đường pentose và nitrogenous base. C. 3 thành phần là: đường glucose, nhóm phosphat và nitrogenous base. D. 3 thành phần là: đường glucose, 2 nhóm phosphat và nitrogenous base. |
Hướng dẫn:
Mỗi nucleotide gồm 3 thành phần: gốc phosphate (-PO43-), đường deoxyribose (đường 5 carbon) và một nitrogenous base (base).
Cách giải:
Mỗi nucleotide cấu tạo gồm 3 thành phần là: đường pentose, nhóm phosphat và nitrogenous base.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Trong các loại phân tử sinh học, phân tử nào sau đây không có liên kết hydrogen trong cấu trúc? A. DNA. B. lipid. C. rRNA. D. protein. |
Hướng dẫn:
Các phân tử sinh học có liên kết hydrogen trong cấu trúc là: DNA, rRNA và protein.
DNA có các liên kết hydrogen để liên kết các nucleoide giữa hai mạch đơn.
rRNA có liên kết hydrogen để duy trì cấu trúc xoắn cục bộ.
protein có liên kết hydrogen được hình thành ở cấu trúc bậc 2.
Phân tử lipid không tồn tại liên kết hydrogen trong cấu trúc.
Cách giải:
Giới (Kingdom) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Chọn B.
Câu 12 (VD):
Cho biết tổng số nucleotide của phân tử DNA là 2400 nucleotide, trong đó số nucleotide loại adenine là 500 nucleotide. Hỏi số liên kết hidrogen có trong DNA là bao nhiêu? A. 1800 liên kết. B. 3100 liên kết. C. 2900 liên kết. D. 3600 liên kết. |
Hướng dẫn:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN ta có A = T; G = C
2A + 2G = N
Số liên kết hidro: H = 2A + 3G
Cách giải:
Ta có N = 2A + 2G; A = 500 => G = 700
Số liên kết hidro: H = 2A + 3G = 3100
Chọn B.
Câu 13 (NB):
Các enzyme được tổng hợp trong các tế bào sống xúc tác cho các phản ứng hóa sinh có bản chất là: A. Carbohydrate. B. Steroid. C. Lipid. D. Protein. |
Hướng dẫn:
Enzyme là chất xúc tác sinh học thường có bản chất là protein do tế bào tổng hợp. Enzyme chỉ đẩy nhanh tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Cách giải:
Các enzyme có bản chất là protein.
Chọn D.
Câu 14 (NB):
Ở tế bào nhân thực, cấu trúc thylakoid được tìm thấy trong A. Nhân B. Ti thể C. Lục lạp D. Ribosome |
Hướng dẫn:
Lớp màng ngoài của lục lạp tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc. Bên trong lục lạp có thêm một hệ thống màng ở dạng các túi dẹp, được gọi là thylakoid.
Cách giải:
Ở tế bào nhân thực, cấu trúc thylakoid được tìm thấy trong lục lạp.
Chọn C.
Câu 15 (NB):
Phân tử nào sau đây mang cấu trúc bộ ba đối mã (anticodon)? A. DNA B. rRNA C. mRNA D. tRNA |
Hướng dẫn:
Phân tử tRNA mang cấu trúc bộ ba đối mã (anticodon)
Cách giải:
Phân tử tRNA mang bộ ba đối mã.
Chọn D.
Câu 16 (TH):
Chất nào sau đây được ví như “đồng tiền năng lượng của tế bào”? A. RNA B. DNA C. Glucose D. ATP |
Hướng dẫn:
ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào (tổng hợp và vận chuyển các chất, co cơ,…), chính vì vậy ATP được coi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.
Cách giải:
ATP được ví như “đồng tiền năng lượng của tế bào”.
Chọn D.
Câu 17 (NB):
Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi A. chất tan có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và tiêu tốn năng lượng. B. chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng. C. chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và không tiêu tốn năng lượng. D. chất tan có nồng độ thấp cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng. |
Hướng dẫn:
Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.
Cách giải:
Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng.
Chọn B.
Câu 18 (NB):
Trong tế bào nhân thực, những cấu trúc nào sau đây chứa DNA? A. Nhân, ti thể, lục lạp. B. Lysosome, ti thể, peroxisome. C. Nhân, Ribosome, lục lạp. D. Ribosome, ti thể, lục lạp. |
Hướng dẫn:
Các cấu trúc chứa DNA trong tế bào nhân thực gồm: Nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
Cách giải:
Trong tế bào nhân thực, nhân, ti thể, lục lạp chứa DNA.
Chọn A.
Câu 19 (TH):
Một tế bào có nồng độ chất tan NaCl là 0,9%, dung dịch nào sau đây là dung dịch ưu trương của tế bào? A. Dung dịch NaCl 0,2%. B. Dung dịch NaCl 1,1%. C. Dung dịch NaCl 0,8%. D. Dung dịch NaCl 0,9%. |
Hướng dẫn:
Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là ưu trương.
Cách giải:
Dung dịch ưu trương so với dịch bào là dung dịch có nồng độ NaCl cao hơn trong tế bào.
Dung dịch NaCl 1,1%. > 0,9% là môi trướng ưu trương của tế bào.
Chọn B.
Câu 20 (NB):
Các phân tử nước được thẩm thấu vào trong tế bào qua A. lớp polypeptide kép. B. kênh protein đặc biệt aquaporin. C. bơm Na – K. D. tất cả các kênh protein xuyên màng. |
Hướng dẫn:
Mỗi kênh protein chỉ vận chuyển các chất có cấu trúc phù hợp. Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt gọi là aquaporin.
Cách giải:
Các phân tử nước được thẩm thấu vào trong tế bào qua kênh protein đặc biệt aquaporin.
Chọn B.
Câu 21 (VD):
Cho đoạn DNA có 150 chu kì xoắn (C), tổng số nucleotide (N) của đoạn DNA là A. 1500 Nu B. 30000 Nu C. 2400 Nu D. 3600 Nu |
Hướng dẫn:
Công thức tính số chu kì xoắn của gen: C = N : 20 (một chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide, tương đương 20 nucleotide).
Cách giải:
Áp dụng công thức tính chu kì xoắn : C = N : 20
Số nucleotide của gen là N = C × 20 = 3000 nucleotide.
Chọn B.
Câu 22 (NB):
Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, nhóm sinh vật bắt màu tím là A. vi khuẩn Gram dương B. vi khuẩn Gram âm C. trực khuẩn lao D. trực khuẩn đại tràng |
Hướng dẫn:
Tuỳ theo cấu trúc và thành phần hoá học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành hai loại: Gram dương (Gr+) và Gram âm (Gr- ).
Khi tiến hành nhuộm Gram:
– Vi khuẩn Gram dương (Gr+), có thành dày bắt màu tím khi nhuộm Gram.
– Vi khuẩn Gram âm (Gr-), có thành mỏng bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.
Cách giải:
Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, nhóm sinh vật bắt màu tím là vi khuẩn Gram dương, vì vi khuẩn G+ có thành tế bào mỏng Sau khi nhuộm với phức hợp tím tinh thể-iot, mẫu được xử lý tiếp với hỗn hợp khử màu, làm mất nước của các lớp peptidoglycan trong thành tế bào Gram dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và khiến thành tế bào bắt giữ phức hợp tím tinh thể-iot bên trong tế bào nên có màu tím.
Chọn A.
Câu 23 (NB):
Đa số enzyme trong cơ thể người hoạt động ở khoảng nhiệt độ? A. 20 → 30oC B. 30 → 37oC C. 25 → 40 C D. 30 → 40oC |
Hướng dẫn:
Mỗi enzyme hoạt động ở một khoảng nhiệt độ nhất định, ngoài khoảng nhiệt độ này, enzyme sẽ mất dần hoạt tính. Ví dụ: các enzyme ở người hoạt động ở nhiệt độ từ 25 − 40oC, nhiệt độ tối ưu là 37oC.
Cách giải:
Đa số enzyme trong cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ 25 − 40oC.
Chọn B.
Câu 24 (NB):
Thành phần cấu tạo của enzyme gồm A. protein hoặc protein kết hợp với chất khác B. protein hoặc protein kết hợp với steroid C. protein hoặc protein kết hợp với lipit D. protein hoặc protein kết hợp với cacbohidrate |
Hướng dẫn:
Đa số enzyme được cấu tạo từ protein. Nhiều enzyme, ngoài thành phần protein còn có thêm cofactor là ion kim loại (như Fe2+ , Mg2+, Cu2+) hoặc các phân tử hữu cơ (như nhân heme, biotin, FAD, NAD, các vitamin).
Cách giải:
Thành phần cấu tạo của enzyme gồm protein hoặc protein kết hợp với chất khác.
Chọn A.
Câu 25 (TH):
Cho các cấu trúc sau: 1) Nhân; 2) Lưới nội chất; 3) Bào quan có màng; 4) Khung tế bào; 5) Thành peptidoglycan; 6) Ribosome; 7) DNA; 8) Vùng nhân; 9) Plasmit. Cấu trúc nào có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực? A. 5, 8, 9. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 9. D. 4, 6. |
Hướng dẫn:
Các cấu trúc có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực gồm: Vùng nhân; thành peptidoglycan và plasmit.
Cách giải:
Các cấu trúc có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực là: 5, 8, 9.
Chọn A.
Câu 26 (NB):
Ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có 2 lớp màng? A. Lysosome B. Ribosome C. Ti thể D. Lưới nội chất |
Hướng dẫn:
Ti thể và lục lạp là những loại bào quan có màng kép ở tế bào nhân thực.
Cách giải:
Ở tế bào nhân thực, các bào quan có 2 lớp màng là nhân, ti thể, lạp thể.
Chọn C.
Câu 27 (NB):
Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Sự co cơ ở động vật. B. Vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào. C. Vận chuyển chủ động các chất qua màng. D. Sự sinh trưởng của cây xanh. |
Hướng dẫn:
Vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ mà trong hệ thống phân loại 5 giới chỉ có giới Khởi sinh là giới sinh vật gồm những sinh vật nhân sơ → Vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh.
Cách giải:
Vi khuẩn được xếp vào giới Khởi sinh.
Chọn B.
Câu 28 (TH):
Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng: (1) Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. (2) Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. (3) Chuyển hóa vật chất bao gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa. (4) Đồng hóa là quá trình tạo ra và sử dụng ATP. (5) Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản. Trong các ý trên, những ý nào là đúng? A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (5) D. (2), (3), (4), (5). |
Hướng dẫn:
Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là quá trình biến đổi chất xảy ra bên trong các tế bào gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình oxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.
Cách giải:
Các phát biểu đúng về chuyển hóa vật chất và năng lượng là: (1), (2), (3), (5).
Ý (4) sai vì quá trình đồng hóa không tạo ra ATP.
Chọn C.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1.
Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm. |
Lời giải:
Câu 2.
Quan sát hình dưới đây và trả lời: a) Ức chế ngược là gì? b) Nếu enzyme B bị mất hoạt tính, hãy dự đoán chất nào sẽ bị tích lũy. Giải thích. |
Lời giải:
a) Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.
b) Enzyme B có vai trò xúc tác cho phản ứng từ Chất B thành chất C nên khi enzyme B mất hoạt tính, phản ứng này không xảy ra. Điều này dẫn tới chất B sẽ bị tích lũy trong tế bào.
Câu 3.
Một người nông dân sau khi bón phân cho vườn rau của mình thì đến sáng hôm sau bỗng thấy các cây con trong vườn đều đã bị héo. Hãy giải thích hiện tượng này. |
Lời giải:
Vì khi bón phân sẽ làm nồng độ các chất tan trong môi trường lớn hơn so với nồng độ chất tan trong các tế bào nên nước trong các tế bào của cây sẽ đi ra ngoài môi trường, khiến cây bị héo.
Tưới nước là cách đơn giản để cung cấp lại nước cho cây trở nên tươi lại.