Đáp án Câu hỏi trang 10 Luyện tập và vận dụng Bài 1. Công nghệ tế bào thực vật và thành tựu – Chuyên đề học tập Sinh 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Tính toàn năng của tế bào là gì?
2. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với các phương pháp nhân giống truyền thống như giảm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt.
3. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, bạn đó đã lựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân chia thành mô sẹo mà không phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu tố nào để nhân giống thành công?
4. Công nghệ tế bào thực vật mang lại những lợi ích gì cho con người?
Lời giải:
Giải câu 1:
– Tính toàn năng của tế bào được hiểu là tế bào có đầy đủ tiềm năng di truyền để có thể phân chia và biệt hóa thành một cơ thể hoàn chỉnh trong điều kiện thích hợp. Tế bào phải có đầy đủ vật chất di truyền đặc thù cho loài thì mới có khả năng phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau của một cơ thể.
– Những tế bào chuyên hóa có thể bị mất bớt vật chất di truyền, thậm chí mất toàn bộ nhân trong quá trình biệt hóa thì không có tính toàn năng. Tế bào chuyên hóa vẫn còn đầy đủ vật chất di truyền nhưng trong cơ thể chúng thường không có khả năng tái biệt hóa, phân chia thành các loại tế bào khác nhau. Những tế bào chuyên hóa có những nhóm gene nhất định được hoạt động, tạo ra các loại protein đặc trưng, dẫn đến tế bào chuyên hóa có các đặc điểm hình thái, cấu trúc và chức năng không giống với các tế bào khác cho dù chúng có tiềm năng di truyền như nhau.
Giải câu 2:
Giải câu 3:
– Mô nuôi cấy chỉ phân chia thành mô sẹo, không ra rễ và tái sinh thành cây có thể do tỉ lệ các loại hormone auxin và cytokine trong môi trường nuôi cấy không phù hợp để tái sinh cây.
Giải câu 4:
– Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân giống cây quý hiếm, cây có đặc tính mong muốn với số lượng lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.
– Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền có thể tạo ra nhiều giống cây mới không có trong tự nhiên, đem lại năng suất cao, tăng lợi ích kinh tế.
– Bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.