Trả lời Câu hỏi mục II.6 trang 8 SGK Lịch sử 10 – Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Hướng dẫn: B1: Đọc mục II-6 trang 8 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục II-6 trang 8 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: phương pháp lịch sử, xem xét, trình bày, giai đoạn phát triển, phương pháp logic, nghiên cứu, bản chất.
Lời giải:
Giống nhau:
– Là hai phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu lịch sử. Kết quả và chất lượng của các công trình nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp 2 phương hướng này.
– Có chung đối tượng nghiên cứu.
– Có chung mục tiêu là tái hiện, khắc họa bức tranh chân thực của quá khứ.
Khác nhau |
Phương pháp lịch sử |
Phương pháp logic |
– Giai đoạn lịch sử của sự vật, hiện tượng: ra đời, phát triển, kết thúc. – Quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của sự vật, hiện tượng – Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật đối với các nhân tố khác – Nguyên tắc: tính biên niên, tính toàn diện, tính chi tiết |
– Tính trừu tượng – Tính bản chất – Tính quy luật – Hướng vận động và phát triển – Nguyên tắc: Tránh máy móc, áp đặt; Không tách rời lịch sử |