Lời giải Câu hỏi mục II.3 trang 111 SGK Lịch sử 10 – Bài 18. Văn minh Đại Việt. Hướng dẫn: B1: Đọc mục II-3 trang 110, 111 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục II-3 trang 110, 111 SGK.
B2: Dựa vào các luận điểm: tư tưởng yêu nước thương dân, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.
Lời giải:
– Tư tưởng yêu nước thương dân phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.
+ Dân tộc – đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thân dân – gần dân, yêu dân: vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tín ngưỡng này tạo nên tinh thần cởi mở, hòa đông tôn giáo của người Việt.
+ Người Việt sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hòa nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hóa rất nhân văn.
– Phật giáo:
+ Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần.
+ Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
– Đạo giáo phổ biến trong nhân gian và có vị trí nhất định trong xã hội.
– Nho giáo:
+ Vẫn tiếp tục phát triển cùng với đó là giáo dục, thi cử Nho học phát triển mạnh mẽ.
+ Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
+ Nho giáo góp phần trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, tìm kiếm những người hiền tài cho đất nước.
– Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI đã từng bước tạo nên những nét văn hóa mới trong các cộng đồng cư dân.