Lời giải Câu hỏi Bài tập 4 trang 58 SBT Lịch sử 10 – Bài 9. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại. Hướng dẫn: Đọc mục 2-a, kết hợp quan sát hình 6 trang 80 SGK Lịch sử 10.
Câu hỏi/Đề bài:
4.1. Khai thác Hình 6 (Lịch sử 10, trang 80), hãy lập và hoàn thành bảng thống kê theo gợi ý dưới đây về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
? |
? |
? |
Hướng dẫn:
Đọc mục 2-a, kết hợp quan sát hình 6 trang 80 SGK Lịch sử 10.
Lời giải:
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
Nam Á |
Chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa |
Môn – Khơ-me Việt – Mường |
Thái – Ka-đai |
Chủ yếu phân bố ở Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi của Mi-an-ma và Viêt Nam. |
Tày – Thái Ka-đai |
Mông – Dao |
Chủ yếu phân bố ở Mi-an-ma, Việt Nam, Lào và Thái Lan. |
Mông – Dao |
Nam Đảo |
Chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á hải đảo, một bộ phận ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Mi-an-ma |
Ma-lay-ô – Pô-li-nê-di |
Hán – Tạng |
Nhóm Hán phân bố ở các thành phố lớn ở Đông Nam Á. Nhóm Tạng – Miến chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa |
Hán (Hoa) Tạng – Miến |
4.2. Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cư dân, tộc người ở Đông Nam Á? Đặc điểm đó có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
Hướng dẫn:
Đọc mục 2-a trang 80 SGK Lịch sử 10 kết hợp với nội dung đáp án câu hỏi 4.1
Lời giải:
– Nhận xét: Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với những ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ khác nhau, rất phong phú,..
– Tác động: góp phần hình thành những nền văn minh bản địa mang đậm bản sắc riêng của mỗi tộc người trước khi tiếp xúc với các nền văn minh từ bên ngoài