Trả lời Bài tập 2 BÀI 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam – SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Đọc mục 1-b và quan sát hình 2 SGK Lịch sử 10.
Câu hỏi/Đề bài:
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 SBT Lịch sử 10
2.1. Hãy lập bảng hệ thống về các ngữ hệ ở Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây).
Ngữ hệ |
Nhóm ngôn ngữ |
Dân tộc |
|
|
|
Hướng dẫn:
Đọc mục 1-b và quan sát hình 2 SGK Lịch sử 10.
Lời giải:
Ngữ hệ |
Nhóm ngôn ngữ |
Dân tộc |
Nam Á |
Việt – Mường |
Kinh (Việt), Mường, Thổ, Chứt |
Môn – Khơ-me |
Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, Kháng, Ơ Đụ, Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Giẻ – Triêng, Co, Hrê, Brâu, Rơ Măm, Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, Khơ-me |
|
Thái Ka-dai |
Tày – Thái |
Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y |
Ka-dai |
La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo |
|
Mông – Dao |
Mông – Dao |
Mông, Dao, Pà Thẻn |
Nam Đảo |
Ma-lay-ô – Pô-li-nê-di |
Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Raglai |
Hán – Tạng |
Hán (hay Hoa) |
Hoa/Hán, Sán Dìu, Ngái |
Tạng – Miến |
Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La |
2.2. Từ kết quả của Bài tập phần 2.1, hãy liên hệ và cho biết thành phần dân tộc của em. Dân tộc em thuộc nhóm ngôn ngữ và ngữ hệ nào?
Hướng dẫn:
Liên hệ thực tế.
Lời giải:
Em là dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á