Giải chi tiết Câu hỏi Bài tập 1 trang 18 SBT Lịch sử 10 – Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực – ngành nghề hiện đại. Gợi ý: Đọc mục 1-a, b SGK trang 26, 27, 28.
Câu hỏi/Đề bài:
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
1. “Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hóa không gồm loại nào sau đây?
A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Đọc mục 1-a, b SGK trang 26, 27, 28.
Lời giải:
– Di sản văn hóa gồm: di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp.
=> Chọn A.
2. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Hướng dẫn:
Đọc mục 1-a SGK trang 26.
Lời giải:
– Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.
=> Chọn B.
3. Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các hình 1, 2, 3 (Lịch sử 10, trang 27)?
A. Đều là những di sản nổi tiếng của thế giới hoặc của Việt Nam.
B. Đều là những di sản vật thể, vật chất.
C. Các di sản đều mang những giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời.
D. Đều thuộc loại hình di sản văn hóa – lịch sử tiêu biểu.
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục 1-a SGK trang 26, 27.
B2: Quan sát hình 1, 2, 3 trang 27 SGK.
Lời giải:
– Hình 1, 2 có điểm chung đều là những di sản vật chất mang giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời của thế giới và của Việt Nam.
– Hình 3 là di sản thiên nhiên thắng cảnh của riêng Việt Nam.
=> Chọn D.
4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
Hướng dẫn:
Đọc mục 1-a SGK trang 27.
Lời giải:
– Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản, vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
=> Chọn C.
5. Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện tại.
D. Đáp ứng thị yếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Hướng dẫn:
Đọc mục 1-a SGK trang 27.
Lời giải:
– Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản, vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
=> Chọn A.
6. Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì?
A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trột.
B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghiệp hiện đại.
Hướng dẫn:
Đọc mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải:
– Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
=> Chọn C.
7. Lĩnh vực/loại hình nào dưới đây không thuộc công nghiệp văn hóa?
A. Điện ảnh.C. Xuất bản.
B. Thời trang.D. Du lịch khám phá.
Hướng dẫn:
Đọc tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải:
Dựa vào tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29 ta thấy du lịch khám phá không thuộc công nghiệp văn hóa.
=> Chọn D.
8. Vai trò của Sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hóa là gì?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hóa.
B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hóa.
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hóa.
Hướng dẫn:
Đọc mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải:
– Sử học cung cấp tri thức; ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,…thông qua các nguồn sử liệu và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử – văn hóa của dân tộc và nhân loại.
=> Chọn A.
9. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hóa.
A. Du lịch mạo hiểm.C. Ngành du lịch nói chung.
B. Du lịch văn hóa.D. Du lịch khám phá.
Hướng dẫn:
Đọc tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải:
Dựa vào tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29 ta thấy du lịch văn hóa thuộc công nghiệp văn hóa.
=> Chọn B.
10. Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, trang 34) là gì?
A. Vai trò của lịch sử – văn hóa trong sự phát triển của ngành du lịch.
B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hóa.
C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội.
D. Sự hấp dẫn của di sản văn hóa đối với khách du lịch.
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục 3-a SGK trang 31.
B2: Quan sát tư liệu ở mục 3-a trang 31 SGK.
Lời giải:
– Qua tư liệu và nội dung mục 3-a ta thấy:
+ Tư liệu 2 khẳng định sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch văn hóa
+ Tư liệu 3 khái quát vai trò của ngành du lịch đối với sự tăng trưởng kinh tế ở châu Âu.
– Những di sản vật chất và văn hóa trên đều là những đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Do đó khi được khai thác và phát triển hợp lí đều đem lại những giá trị to lớn cho sự phát triển của ngành du lịch.
=> Chọn A.
11. Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên.
C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ sau.
D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.
Hướng dẫn:
Đọc mục 1-b trang 28 SGK.
Lời giải:
Từ nội dung mục 1-b trang 28 SGK ta thấy ý A sai.
=> Chọn A.
12. Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp hóa đối với Sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử – văn hóa?
A. Thông qua công nghiệp văn hóa, những giá trị về lịch sử – văn hóa truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan tỏa dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
B. Công nghiệp văn hóa góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử – văn hóa.
C. Công nghiệp văn hóa giúp cho những thành tựu nghiên cứu của Sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.
D. Công nghiệp văn hóa đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử – văn hóa.
Hướng dẫn:
Đọc mục 2-b trang 30 SGK.
Lời giải:
– Qua nội dung mục 2-b ta thấy ý D sai. => Chọn D.