Trả lời Câu 7 trang 110 – 111 SBT Lịch sử 10 – Bài 17. Văn minh Phù Nam. Gợi ý: Dựa vào mục I. 2 trang 101 SGK Lịch sử 10.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu 7. Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc
A. Óc Eo.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Lan Xang.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục I.2 trang 101 SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc Phù Nam.
=> Chọn đáp án C.
2. Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam
A. hình thành.
B. rất phát triển.
C. suy yếu.
B. bị thôn tính.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục Mở đầu trang 100 SGK Lịch sử 10.
Lời giải:
Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam rất phát triển (hình thành: TK I; bị thôn tính và suy yếu: TK VII)
=> Chọn đáp án B.
3. Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là
A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.
B. nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
C. thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.
D. thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
=> Chọn đáp án B.
4. Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính nào?
A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
B. Quý tộc, bình dân, nô lệ.
C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
D. Thủ lĩnh quân sự, bình dân, nô tì.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục I.2 trang 101 SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính là: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
=> Chọn đáp án B.
5. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. ở nhà sàn.
B. thờ thần Mặt Trời.
C. thờ thần Sông.
D. thờ cúng tổ tiên.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục II.3 trang 103 SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn (ven sông ngòi, kênh rạch).
=> Chọn đáp án A.
6. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
B. có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.
C. sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
D. có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục II.4 trang 103 SGK Lịch sử 10
– Kiến thức cũ phần tín ngưỡng tôn giáo bài 16. Văn minh Chăm-pa SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo (ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ).
=> Chọn đáp án A.
7. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang -Âu Lạc và Chăm-pa là gì?
A. Làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
B. Phát triển đánh bắt thủy hải sản và khai thác lâm sản.
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
– Kiến thức cũ phần tín ngưỡng tôn giáo bài 15. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc và bài 16. Văn minh Chăm-pa SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang -Âu Lạc và Chăm-pa là làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
=> Chọn đáp án A.
8. Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang -Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt nào?
A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ.
C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.
D. Thể chế chính trị là nhà nước quân chủ điển hình.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
– Kiến thức cũ phần tín ngưỡng tôn giáo bài 15. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc và bài 16. Văn minh Chăm-pa SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt là ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ (Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa không có ngành này).
=> Chọn đáp án B.
9. Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Hướng dẫn:
– Dựa vào mục II.3 trang 102 SGK Lịch sử 10
Lời giải:
Nhân tố quan trọng hàng đầu đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
=> Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và sự phát triển mạnh mẽ của các thương nhân.
=> Chọn đáp án C.