Đáp án Câu 2 trang 18 SBT Lịch sử 10 – Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực – ngành nghề hiện đại. Tham khảo: Bước 1: Dựa vào nội dung mục I.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu 2. Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Hãy nêu tên một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di tích lịch sử ở Việt Nam.
Hướng dẫn:
– Bước 1: Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
– Bước 2: Các từ khóa cần chú ý: bảo vệ, nhắc nhở, trách nhiệm, phát triển.
– Bước 3: Quan sát đoạn trích từ đó thấy được Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa hỗn hợp.
Lời giải:
– Lí giải:
Việc bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế có ý nghĩa vô cùng quan trọng
+ Là tài sản đặc biệt quý giá ẩn chứa những giá trị tinh hoa văn hóa qua nhiều giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau (đặc biệt là thời kì Huế trở thành trung tâm dưới thời nhà Nguyễn từ đầu thế kỉ XIX đến thế kỉ XX).
+ Thể hiện rõ sự kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua kiến trúc, âm nhạc, nghi lễ,… hòa quyện với môi trường thiên nhiên => di sản văn hóa hỗn hợp.
+ Thể hiện ý thức trách nhiệm đối với tổ tiên, cộng đồng xã hội.
– Kể tên một số biện pháp:
+ Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để đẩy mạnh việc truyền bá, phát triển di sản.
+ Tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách mà cơ quan chính quyền đề ra nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển di sản.
+ Đưa vấn đề bảo tồn và phát triển di sản vào chương trình dạy học Lịch sử cấp THCS, THPT để tuyên truyền và giáo dục các em học sinh.