Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SGK Hóa 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 59 Bài 12 (trang 55, 56, 57, 58, 59,...

Câu hỏi trang 59 Bài 12 (trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63) Hóa 10: Dựa vào giá trị độ âm điện trong Bảng 6.2, dự đoán loại liên kết (liên kết cộng hóa trị phân cực

Hướng dẫn giải Ch tr 59 Bài 12. Liên kết cộng hóa trị (trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63) – SGK Hóa 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tử.

Câu hỏi/Đề bài:

2. Dựa vào giá trị độ âm điện trong Bảng 6.2, dự đoán loại liên kết ( liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết ion) trong các phân tử MgCl2, AlCl3, HBr, O2, H2, NH3.

Hướng dẫn:

Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tử, dự đoán loại liên kết

Lời giải:

– Trong phân tử MgCl2, hiệu độ âm điện của Cl và Mg là: 3,16 – 1,31 = 1,85 > 1,7. Vì vậy, liên kết giữa Mg và Cl là liên kết ion.

– Trong phân tử AlCl3, hiệu độ âm điện của Cl và Al là: 3,16 – 1,61 = 1,85 >1,7. Vì vậy, liên kết giữa Al và Cl là liên kết ion.

– Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện của Br và H là: 2,96 – 2,2 = 0,76. Vì vậy, liên kết giữa H và Br là liên kết cộng hóa trị phân cực.

– Trong phân tử O2, hiệu độ âm điện của O và O là: 3,44 – 3,44= 0. Vì vậy, liên kết giữa O và O là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

– Trong phân tử H2, hiệu độ âm điện của H và H là: 2,2 – 2,2 = 0. Vì vậy, liên kết giữa H và H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

– Trong phân tử NH3, hiệu độ âm điện của N và H là: 3,04 – 2,2 = 1,04. Vì vậy, liên kết giữa Mg và Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực.